Dự báo triển vọng ngành điện 2023: điện mặt trời "chững lại", điện gió được ưu tiên phát triển mạnh nhất
Điện mặt trời sau giai đoạn tăng trưởng nóng sẽ không được đẩy mạnh đầu tư cho đến năm 2030, tuy nhiên kể từ giai đoạn 2030 - 2050 công suất sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 12%/năm.
- 26-01-2023Công bố loạt doanh nghiệp vi phạm vận tải hành khách
- 26-01-2023Thấy gì từ xung đột giữa bầu Đức, HAGL với VPF?
- 26-01-2023Thay đổi lớn ở Toyota: Cháu trai nhà sáng lập từ chức CEO khi nhiều người phản đối chiến lược 'chần chừ' với xe điện, người thay thế là Chủ tịch Lexus
- 26-01-2023Cứ 5 người Việt lại có 2 người bỏ ra 70.000 đồng cho một cốc cà phê "hàng hiệu": Chịu chi là vậy nhưng 2022 lại là năm sóng gió dữ dội với The Coffee House, Amazon Café, Chuk Chuk, PhinDeli...
Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) vừa có báo cáo triển vọng ngành điện năm 2023.
Theo dự báo những năm tới, nhu cầu tiêu thụ điện vẫn tăng trưởng ổn định trong dài hạn. Các chuyên gia cho rằng, khi hiện tượng La Nina bắt đầu suy yếu vào nửa đầu năm 2023, El Nino sẽ duy trì trạng thái trung tính vào tháng 3/2023 ở mức 70% nên tình hình thủy văn sẽ bắt đầu kém khả quan hơn cho các doanh nghiệp thủy điện.
Các doanh nghiệp nhiệt điện với các nhà máy mới có tuổi đời còn mới, vận hành ổn định được kỳ vọng sẽ được huy động sản lượng cao hơn. Trong khi đó, nhóm nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ gặp nhiều thách thức.
Việt Nam dự kiến sẽ phát triển hơn 28.400 MW nguồn điện sử dụng khí LNG nhập khẩu và có hơn 14.900 MW nguồn điện khác được chuyển đổi sang sử dụng LNG nhằm bù đắp cho nguồn khí đốt khai thác trong nước và hạn chế phát thải từ nhiệt điện than.
Với nhóm năng lượng tái tạo, do cơ cấu nguồn điện được phát triển theo hướng xanh hơn theo Quy hoạch điện VIII, điện gió sẽ là nguồn điện được ưu tiên phát triển mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng công suất hàng năm (CAGR) ở mức 29,1%/năm trong giai đoạn 2020 - 2035 và 7,5%/năm trong giai đoạn 2035 - 2050.
Ngược lại, điện mặt trời sau giai đoạn tăng trưởng nóng sẽ không được đẩy mạnh đầu tư cho đến năm 2030, tuy nhiên kể từ giai đoạn 2030 - 2050 công suất sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 12%/năm.
Theo nhận định của chuyên gia, nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí LNG nhập khẩu cũng sẽ là nguồn điện được ưu tiên phát triển mạnh cho đến năm 2035 với tổng công suất dự kiến ở mức 28.400 MW (chiếm khoảng 15% tổng công suất nguồn điện).
Trong khi đó, công suất thủy điện gần như không có sự thay đổi nhiều do tiềm năng thủy điện gần như đã được khai thác hết. Tỷ trọng nhiệt điện than sẽ giảm dần từ 29% ở năm 2020 xuống chỉ còn 10% trong tổng cơ cấu nguồn điện vào năm 2050. Nhiệt điện than sẽ không được phát triển mới sau năm 2030.
Nhìn chung, sẽ có nguồn vốn đầu tư lớn để phát triển nguồn và lưới điện. Nguồn vốn đầu tư dự kiến cho các công trình lưới điện và nguồn điện trong giai đoạn từ năm 2021 - 2045 lần lượt khoảng 83 tỷ USD và 9,35 tỷ USD.
Về các dự án nguồn điện mới, dự kiến sẽ có khoảng ba nhà máy điện khí sử dụng nguồn khí Lô B: Ô Môn II (1.050 MW), Ô Môn III (1.050 MW) và Ô Môn IV (1.050 MW) đi vào vận hành trong giai đoạn 2021 - 2025. Đối với nhiệt điện than, cả nước có 5 nhà máy điện than mới với tổng công suất 4.592 MW đi vào vận hành trong giai đoạn 2021 - 2025.
Doanh nghiệp & Pháp luật