Dù có nhiều kinh nghiệm hay không, sở hữu 5 chứng chỉ này bạn sẽ tạo được ấn tượng với mọi nhà tuyển dụng
Làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Chắc hẳn, đây là mối quan tâm của tất cả ứng viên khi đi xin việc. Bên cạnh một CV hoàn hảo, các chứng chỉ và bằng cấp liên quan sẽ giúp ứng viên thu hút sự chú ý của công ty.
- 27-10-2017Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để thảo luận về mức lương với nhà tuyển dụng
- 05-10-2017Ba câu hỏi kinh điển khiến ứng viên đau đầu nhất khi đi phỏng vấn
- 05-10-201710 Cách giúp bạn tỏa sáng trong một buổi phỏng vấn
Sở hữu nhiều chứng chỉ cần thiết sẽ giúp bạn nổi bật trong hàng ngàn bộ hồ sơ. Tuy nhiên, không phải chứng chỉ nào cũng có giá trị như nhau. Dưới đây là 8 chứng chỉ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
1. Chứng chỉ về nhân sự-Chuyên viên về nguồn nhân lực (PHR), Chuyên viên cao cấp nguồn nhân lực (SPHR), Chuyên gia nhân sự (SHRM).
Dù không có bất kỳ quy định rõ ràng nào, tuy nhiên nhiều nhà tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự đồng ý rằng, họ sẽ chú ý nhiều hơn đến những ứng viên sở hữu những chứng chỉ chuyên nghiệp. Laura Handrick, nhà phân tích nhân sự tại Fit Small Business chia sẻ: “Nếu tôi đang tìm kiếm một nhân sự chuyên nghiệp, tôi muốn chắc chắn rằng họ có chứng chỉ chuyên gia nhân sự”.
Dawn D. Boyer, Giám đốc D. Boyer Consulting cũng đồng quan điểm: “Tôi sẽ bị gây ấn tượng nhiều hơn khi nhìn vào những chứng chỉ hay bằng cấp liên quan trực tiếp tới sự phát triển nghề nghiệp của họ, ví dụ Chuyên viên nhân sự, Chuyên viên cao cấp về nguồn nhân lực trong lĩnh vực nhân sự".
2. Chứng chỉ quản lý dự án (PMP)
“Bất cứ ai đều có thể nói rằng họ có kĩ năng lãnh đạo và tổ chức đáp ứng yêu cầu của vị trí quản lý dự án, tuy nhiên một chứng chỉ cụ thể trong lĩnh vực này sẽ khiến hồ sơ của bạn thêm giá trị”, Ashley Riedesel, nhà tuyển dụng kĩ thuật tại OakTree Staffing & Training cho biết.
“Nhà tuyển dụng thích nhìn thấy những chứng chỉ này từ ứng viên vì nó giống như một sự bảo chứng cho năng lực. Người sở hữu chứng chỉ PMP có cách tiếp cận tinh tế khi nhận các dự án và biết cách hoàn thành dự án theo cách tốt nhất”, theo Bryant Vargas, giám đốc tuyển dụng tại Atlat Search.
Thêm vào đó, mặc dù chứng chỉ này đặc biệt hữu ích cho những người làm việc trong lĩnh vực quản lý dự án nhưng những kiến thức bạn đạt được khi học cũng có thể được áp dụng rộng rãi cho các lĩnh vực khác ở cấp quản lý và cấp lãnh đạo.
3. Chứng chỉ bán hàng
Kĩ năng bán hàng thường được tích lũy từ những trải nghiệm. Tuy nhiên, ứng viên sẽ thu hút nhà tuyển dụng nếu sở hữu chứng chỉ liên quan đến kĩ năng này.
“Nó chứng tỏ ứng viên đã được huấn luyện và phát triển những kĩ năng bán hàng từ các chuyên gia. Họ sẽ biết mình phải làm gì”, Jordan Wan, nhà sáng lập và giám đốc CloserIQ giải thích.
4. Chứng chỉ chuyên viên hỗ trợ IT (A+, Network+)
Theo các nhà tuyển dụng, những chứng chỉ này không thực sự tạo ấn tượng nếu bạn nộp đơn vào một vị trí cấp cao, tuy nhiên, nó sẽ hữu ích nếu đó là một công việc thông thường. “Một chứng chỉ A+ sẽ rất tuyệt cho một vị trí thấp như hỗ trợ công nghệ thông tin. Nó thực sự là điểm khởi đầu tốt và giúp bạn tìm chỗ đứng trong ngành IT”, Chase Wagner, nhà tuyển dụng kĩ thuật OakTree Staffing & Training nói.
Nhà tuyển dụng cũng có thể thích những chứng chỉ Network+. Theo Kamron Cox, chuyên viên tuyển dụng của OakTree Staffing & Training: “Chúng rất dễ dàng để lấy và đặc biệt hữu ích trong những vị trí liên quan đến công nghệ thông tin”.
5. Các chứng chỉ quản trị mạng (CCNA, CCNP, CCIE)
Một kĩ sư hay nhà quản lý mạng phải có một chứng chỉ CCNA (Cisco Certified Network Associate) hoặc CCNP (Cisco Certified Network Professional). Với những vị trí cao hơn, bạn cần sở hữu CCIE (Cisco Certified Internetwork Expert). Chứng chỉ CCNA xác thực khả năng: Cài đặt, vận hành, bảo trì cơ sở hạ tầng mạng ở quy mô vừa và nhỏ. CCNP xác thực khả năng cài đặt, vận hành, bảo trì cơ sở hạ tầng mạng ở quy mô lớn. Trong khi đó, CCIE là chứng chỉ cao nhất được phát hành bởi Cisco - tập đoàn cung cấp giải pháp công nghệ mạng và sản xuất thiết bị mạng lớn nhất trên thế giới.
Entrepreneur