Dù gây bão nhưng các nhà tài phiệt vẫn đổ tiền cho ông Trump, nhiều hơn cả bà Clinton
Steve Mnuchin – trưởng ban tài chính nhóm vận động tranh cử của Trump cho biết: “Chúng tôi đặc biệt tự hào. Nguồn quỹ tài trợ cho chương trình tranh cử của ông Trump đã tăng 69% đến từ hơn 1 triệu nhà đầu tư trên khắp nước Mỹ".
- 04-08-2016Có một ông Donald Trump rất khác…
- 04-08-2016Làn sóng theo Hillary: Phe Cộng hòa rối loạn vì Donald Trump
- 04-08-2016Ông Trump có thể đảo ngược quá trình toàn cầu hóa
Mặc dù hành vi của vị ứng viên Đảng Cộng hòa đã nhận được không ít chỉ trích, chương trình vận động tranh cử của Donald Trump và Đảng Cộng hòa trong tháng vừa qua lại bội thu với khoản tiền tài trợ lên tới 64 triệu USD tiền tài trợ. Chương trình vận động của bà Hillary Clinton thấp hơn một chút với 63 triệu USD thu được từ phía nhà tài trợ.
Điều đáng lưu ý là, con số 64 triệu này đến ngay trong bối cảnh Hội nghị Đảng Cộng hòa đang dính vào rắc rối với gia đình chiến binh tử trận tại Iraq. Trong một cuộc bầu cử sớm đài Fox News tổ chức, bà Clinton đã dẫn trước ông Trump 10 điểm với tỷ số 49%-39% nghiêng về bà Clinton. Tuy nhiên, hơn 2/3 trong số người được hỏi đều cho rằng chỉ trích của gia đình chiến binh tử trận dành cho ông Trump là không hợp lý.
Cả 2 chương trình tranh cử đều tiến hành gây quỹ trước khi cơ quan giám sát bầu cử công bố số liệu chính thức. Đại diện nhóm vận động của Clinton cho biết phía này sẽ bắt đầu chiến dịch tháng 8 với 58 triệu USD tiền mặt – nhiều hơn tháng trước 14 triệu USD. Con số này tại chiến dịch tranh cử của Trump là 37 triệu USD – tăng khoảng 20 triệu USD so với tháng trước.
Steve Mnuchin – trưởng ban tài chính nhóm vận động tranh cử của Trump cho biết: “Chúng tôi đặc biệt tự hào. Nguồn quỹ tài trợ cho chương trình tranh cử của ông Trump đã tăng 69% đến từ hơn 1 triệu nhà đầu tư trên khắp nước Mỹ".
Ông Trump cũng làm những nhà lãnh đạo hàng đầu tại Đảng Cộng hoà rối tung bởi ông đã từ chối thẳng thừng phát ngôn viên Hạ viện Paul Ryan để trở thành phó Tổng thống nếu ông Trump chiến thắng bước vào Nhà Trắng, cũng như John McCain - nghị sĩ vùng Arizona - ứng cử viên Tổng thống năm 2008.
Hôm thứ 4, người đồng hành cùng vị ứng viên Tổng thống - Mike Pence đã lên tiếng ủng hộ phát ngôn viên Hạ viện, ngay cả khi ông Trump từ chối ra mặt. Pence cho biết ông Ryan và Trump sẽ làm nên những điều tuyệt vời nếu Trump đắc cử.
Trong những ngày gây quỹ, tên tuổi của Trump vẫn xuất hiện đều đặn trên các tít báo với lời gợi ý người dân Mỹ hãy rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán và tuyên bố rằng ông vẫn luôn muốn có một tấm huân chương Trái tim Tím*, nhưng đã dễ dàng có được bởi một cựu chiến binh đã tin tưởng và tặng ông tấm huân chương đó như một món quà ủng hộ một ứng viên Tổng thống.
Newt Gingrich - một đồng minh của Trump và cũng là cựu phát ngôn viên Hạ viện trả lời Fox Business cho biết: "Trump vẫn hành xử thẳng thắn như thể cuộc bầu cử sơ bộ với 17 ứng cử viên. Ông ấy không tạo được sự biến chuyển để trở thành một Tổng thống tiềm năng của nước Mỹ".
Stuart Stevens, người đã khuyên Mitt Romney tranh cử Tổng thống năm 2012 viết trên Twitter rằng: "Đảng Cộng hoà và ông Trump như đang diễn lại kịch bản của anh em nhà Lehman một lần nữa. Chứng khoán sẽ không đi lên. Hãy bán ngay bây giờ".
Tuy nhiên, Paul Manafort - chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết ý tưởng khủng hoảng nếu Trump lên làm Tổng thống chỉ là một câu chuyện giả tưởng được viết ra bởi những người ủng hộ bà Clinton và truyền thông. "Chiến dịch của Trump vẫn đang đi đúng hướng". Manafort trả lời Fox News. "Bạn biết đấy, chúng tôi được tổ chức chặt chẽ và đang tiến lên phía trước. Mặc dù cỗ máy bà Clinton không thích nó, chúng tôi đã được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến này".
(*) Trái tim Tím là một huân chương quân đội của Hoa Kỳ nhân danh Tổng thống được trao cho những ai bị thương hoặc thiệt mạng trong lúc phục vụ quân đội Hoa Kỳ sau ngày 5 tháng 4 năm 1917. Trái tim Tím là huân chương lâu đời nhất vẫn còn được trao cho các quân nhân Mỹ.