Du lịch dần phục hồi, nhiều dự báo tích cực với ngành khách sạn
Cushman & Wakefield dự báo, công suất thuê phòng khách sạn sẽ sớm phục hồi về mức trước đại dịch xảy ra.
- 05-12-2022Đánh thuế bất động sản cần xác định theo giá thị trường
- 05-12-2022Doanh nghiệp bất động sản làm gì để “tự cứu lấy mình” trong bối cảnh thị trường gặp khó?
- 05-12-2022Nhà giàu cũng “khóc ròng” khi thị trường bất động sản “khó chồng khó”
Theo Cushman & Wakefield, trong quý vừa qua, lượng khách quốc tế đến Hà Nội giảm 84,2% với 175.317 lượt vào năm 2021. Lượng khách đến thủ đô chủ yếu là khách nội địa, tuy nhiên ngày càng có nhiều khách quốc tế du lịch đến Hà Nội hơn sau khi Việt Nam chính thức mở cửa biên giới. Trong kỳ SEA Games 31 vào tháng 5, thủ đô đã đón 31.448 khách quốc tế đến thăm hoặc tham gia sự kiện này. Theo Sở Du lịch Hà Nội, tính đến tháng 9 năm 2022, thành phố đã đón 766.400 lượt khách quốc tế, tăng 59,4% so với cùng kỳ tháng 9 năm 2021.
Do đại dịch, nhiều khách sạn phải đóng cửa và một số dự án bị bỏ hoang, và nhiều dự án khác bị đình trệ. Hiện tại, Hà Nội có hơn 348 khách sạn và khu căn hộ dịch vụ, với tổng cộng 26.849 phòng. Trong đó, có 9 khách sạn gia nhập vào thị trường năm 2021, với 720 phòng, bao gồm Khách sạn Capella Hà Nội (gồm 47 phòng). Tính đến đầu tháng 9 năm 2022, Hà Nội chào đón thêm 5 khách sạn mới, tất cả đều không có thương hiệu quốc tế và tự quản lý, thuộc phân khúc trung cấp đến cao cấp.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của đại dịch, RevPAR vào năm 2021 giảm xuống mức 30 USD, với công suất thuê và ADR đều giảm mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 2022, RevPAR tăng 60,2% so với năm trước, đây là dấu hiệu phục hồi sớm với công suất thuê phòng cải thiện 15,1%. JLL dự đoán rằng sự phục hồi sẽ thực sự diễn ra sau khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới và dỡ bỏ các hạn chế về thủ tục xuất nhập cảnh.
Theo Cushman & Wakefield, ngành du lịch Hà Nội được dự báo sẽ phục hồi sớm hơn so với các thành phố khác do thủ đô của Việt Nam ít phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc mà phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Do đó, công suất thuê phòng tại Hà Nội trong giai đoạn 2022-2023 sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với TP. HCM. Dự kiến sẽ có 5.617 phòng khách sạn được bổ sung vào thị trường từ đây cho đến cuối năm 2025. Trong đó bao gồm một số khách sạn như Grand Mercure Hà Nội - 250 phòng, Novotel Lê Đức Thọ - 350 phòng, Four Seasons Hà Nội - 100 phòng và Fairmont Hà Nội - 241 phòng.
Tại TP. HCM, năm 2019, ghi nhận lượng khách quốc tế đến cao nhất, với 8,6 triệu lượt. Trong bối cảnh các quốc gia đều đóng cửa các chuyến bay quốc tế do đại dịch, lượng khách nước ngoài đến TPHCM giảm mạnh vào năm 2020 và 2021, với lượng khách du lịch quốc tế đến năm 2021 ghi nhận là 0 lượt. Vì Việt Nam đã khởi động lại các chuyến bay quốc tế và nới lỏng các quy định xuất nhập cảnh, lượng khách quốc tế đến Hồ Chí Minh tăng dần. Theo Sở Du lịch TPHCM, tính đến tháng 9 năm 2022, thành phố đã đón hơn 2,1 triệu người nước ngoài.
Nguồn cung phòng khách sạn ở TP HCM tăng mạnh trong những năm gần đây Nguồn cung phòng khách sạn tại TPHCM chủ yếu ở phân khúc trung cấp với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 9,0% cho giai đoạn 2015-2019. Đại dịch COVID-19 đã làm trì hoãn việc khai trương của nhiều khách sạn. Nguồn cung trong tương lai được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, khi hoạt động du lịch được mở cửa hoàn toàn, khách quốc tế và các nhà đầu tư sẽ trở lại như trước dịch. Trong 9 đầu năm 2022, thành phố đã ghi nhận thêm 13 khách sạn và khu căn hộ dịch vụ mới mở cửa, tương đương 448 phòng được bổ sung vào nguồn cung hiện có.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, ngành du lịch đang trên đà phục hồi với doanh thu phòng (RevPAR) trên toàn thị trường đạt 42 USD, tăng 104,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn thấp hơn so với năm 2019 trước đại dịch, khi RevPAR đạt ở mức 80 USD. Trên thực tế, doanh thu phòng chỉ nằm ở mức 52,0% so với năm 2019. Giá bán phòng (ADR) và công suất thuê vẫn đang trong giai đoạn phục hồi, với ADR đạt 94 USD - tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước, và công suất thuê phòng tăng 44,5%.
Việt Nam chỉ mới mở cửa biên giới từ giữa tháng 3, nên lượng khách du lịch được dự báo sẽ phục hồi dần trong năm nay. Trong bối cảnh trung và dài hạn, thành phố có khả năng sẽ phục hồi trở lại gần mức trước đại dịch năm 2019 do sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu của thị trường khách sạn. Tuy nhiên, việc Trung Quốc vẫn đóng cửa biên giới đã ảnh hưởng trực tiếp và đặt ra nhiều thách thức đối với sự phục hồi hoàn toàn của thị trường du lịch TPHCM.
Công suất thuê phòng và ADR dự kiến sẽ phục hồi về mức trước đại dịch và ổn định từ năm 2025 trở đi. Dự kiến sẽ có thêm 1,974 phòng cao cấp và hạng sang được bổ sung vào thị trường trong giai đoạn 2022-2025, với tỷ lệ tăng trưởng là 17,4%. Do phần lớn nguồn cung trong tương lai là vào năm 2023, công suất thuê phòng năm 2024 dự kiến sẽ tăng chậm hơn.
Nhịp sống thị trường