Dù mối quan hệ với sếp tốt đến đâu, người EQ cao cạy miệng cũng không nói 3 câu, người thường “tự tin” thể hiện
Người EQ cao luôn biết cách cư xử đúng mực với cấp trên và nhận được sự tin tưởng, quý trọng từ họ.
- 26-07-2023Cha mẹ có EQ cao sẽ không khoe 3 điều: Vừa tránh hại con, vừa có lợi cho mình
- 20-07-2023Ở nơi làm việc, người thường nói: “Bạn hiểu không”, người EQ cao nói vài câu làm đối phương không thể bắt bẻ
- 18-07-2023Dù thân thiết đến mấy, người EQ cao không bao giờ làm 5 việc: Tưởng lịch sự nhưng là vô duyên
Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường biết cách phát ngôn, hành động khôn khéo và thông minh. Trong mọi mối quan hệ xã hội, người EQ cao đều được yêu mến và trân trọng bởi tính cách tốt đẹp. Đặc biệt, đối với cấp trên, người EQ cao càng biết cách đối đáp để không bị mất điểm, ngược lại còn tăng thêm sự tin tưởng cho sếp.
Dù mối quan hệ của bạn và cấp trên có tốt đẹp đến đâu bạn cũng không nên nói ra những câu này. Trong khi đó, nhiều người lại “hồn nhiên” thể hiện.
1. “Tôi không muốn/không thể làm dự án này”
Trong công việc, dù có thân thiết với lãnh đạo tới đâu bạn cũng cần giữ sự nghiêm túc. Đặc biệt, nếu như lãnh đạo muốn giao cho bạn 1 công việc nào đó, hãy lắng nghe triển khai của sếp thay vì vội phản ứng. Những việc mà lãnh đạo giao cho bạn chắc chắn là điều họ đã cân nhắc kỹ. Có thể họ nhận thấy bạn phù hợp với công việc đó hoặc đủ khả năng thực hiện. Vì thế câu nói “tôi không muốn/không thể làm dự án này” sẽ khiến bạn mất điểm.
Điều cấm kỵ trong công việc là từ chối yêu cầu của cấp trên. Họ sẽ nghĩ rằng bạn không nhiệt huyết với công việc, không dám thử thách bản thân và làm việc hết mình. Hơn nữa, lời từ chối nói trên còn quá thẳng thừng, tạo cảm giác khó chịu cho người nghe. Bạn cũng dễ đánh mất cơ hội thăng tiến nếu như cứ từ chối lãnh đạo 1 cách thẳng thừng.
Thay vào đó, nếu như bạn không muốn nhận công việc sếp giao, bạn có thể bày tỏ lý do của mình. Bạn cần nói rõ để sếp thấu hiểu và có thể đảm nhận những công việc khác.
2. “Tôi biết rõ vấn đề này”
Trong môi trường công việc, bạn nên giữ sự khiêm tốn ở mọi trường hợp. Năng lực của mỗi chúng ta sẽ được thể hiện rõ thông qua kết quả làm việc chứ không phải lời nói. Vì vậy, trước mặt cấp trên, những người có chỉ số EQ cao sẽ luôn khiêm tốn, không khẳng định mình biết rõ vấn đề nào cả.
Hơn nữa, khi được lãnh đạo góp ý hoặc chỉ bảo, người EQ cao sẽ luôn lắng nghe, nếu ý kiến đó phù hợp họ sẽ sửa đổi. Một cầu cầu tiến luôn biết cách lắng nghe góp ý từ người xung quanh để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày. Vì thế, khi sếp nói 1 vấn đề gì đó, bạn đừng nên khẳng định “Tôi biết rõ vấn đề này”, “Tôi thừa biết chuyện này ra sao”...
Bạn cũng đừng quên gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo khi họ chỉ đạo, góp ý. Nếu bạn có quan điểm hoặc lý do khác, bạn có thể bày tỏ điều đó một cách lịch sự và mong người đó ủng hộ. Bằng cách này, bạn sẽ để lại ấn tượng về sự khiêm tốn, chân thành và tôn trọng với nhà lãnh đạo. Từ đó, lãnh đạo sẽ tin tưởng và có thể cân nhắc để bạn gắn bó với công ty.
3. “Tôi không có thời gian”
Dù có mối quan hệ thân thiết với người lãnh đạo, ai EQ cao cũng sẽ không nói thẳng câu “Tôi không có thời gian”. Khi sếp giao việc cho bạn nhưng bản thân lại bận rộn quá mức, bạn có thể từ chối nhưng cần diễn đạt khéo léo để không mất lòng. Nếu như nói thẳng là “không có thời gian”, bạn dễ để lại ấn tượng xấu với sếp. Họ có thể nghĩ bạn không có sự cống hiến trong công việc, không muốn đóng góp cho công ty. Hơn nữa, bạn cũng sẽ trở thành 1 người thiếu nhiệt huyết, thiếu chuyên nghiệp trong cảm nhận của cấp trên.
Thay vì thế, khi được giao nhiệm vụ, bạn nên hỏi thời gian cần hoàn thành là khi nào. Nếu cảm thấy không thể thực hiện được, hãy nhờ cấp trên hỗ trợ, giải quyết. Bằng cách này, bạn sẽ để lại ấn tượng chăm chỉ, tích cực và tận tụy với lãnh đạo. Họ sẽ đánh giá cao và khuyến khích, hỗ trợ bạn nhiều hơn trong công việc.
Theo Baidu
Phụ nữ số