MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dù nhận được ít hay nhiều lương thưởng Tết, đừng phạm 4 sai lầm dưới đây nếu không muốn "cháy túi" khi đón năm mới về

05-01-2019 - 15:51 PM | Sống

Năm hết Tết đến là thời điểm mọi người tất bật với nỗi băn khoăn mang tên "thưởng Tết". Đối với người đi làm, 100 đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng.

Thưởng Tết, xét về mặt tinh thần, giống như một món quà mà các "sếp" dành tặng cho nhân viên của mình sau một năm làm việc vất vả. Về mặt vật chất, dù ít, dù nhiều, đây thường là khoản tiền mà người lao động chờ đợi nhất trong năm và đa số sử dụng nó để chi tiêu cho việc sắm Tết, tàu xe về quê sum họp hay đi du lịch cuối năm.

Tuy nhiên, tâm lý sau khi có một khoản tiền lớn trong tay cộng thêm việc hàng loạt cửa hàng đang có những ưu đãi khủng dịp cuối năm, không ít người đã "vung tay quá trán" trong chớp nhoáng mà không cần suy nghĩ.

Dù nhận được ít hay nhiều tiền thưởng Tết, bạn vẫn phải đặt ra một kế hoạch chi tiêu hợp lý cho mình, đặc biệt trong những ngày phải sắm sửa rất nhiều thứ để đón chào một năm mới. Cụ thể hơn, dưới đây là bốn trong số những điều tệ nhất bạn có thể mắc phải khi sử dụng phần thưởng cuối năm của mình.

Tiêu tất cả số tiền đang có ngay lập tức

Mặc dù cảm giác cầm trong tay một khoản tiền thưởng và tự tặng mình những món đồ yêu thích là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, rất nhiều người không thể kiểm soát được mức độ "thèm khát" mua sắm, đặc biệt là dịp cuối năm.

Dù nhận được ít hay nhiều lương thưởng Tết, đừng phạm 4 sai lầm dưới đây nếu không muốn cháy túi khi đón năm mới về - Ảnh 1.

Điều này có thể khiến bạn rơi vào tình trạng lạm phát lối sống (lifestyle inflation) bởi đây là một xu hướng tự nhiên của con người. Hay nói cách khác, khi thu nhập của bạn tăng lên thì bạn sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Và cuối cùng bạn sẽ cảm thấy thật khó để tiết kiệm, bất kể số tiền bạn kiếm được là bao nhiêu.

Giải pháp cho vấn đề này đó là hãy có một kế hoạch trước khi mua bất cứ món đồ nào. Đặc biệt quy tắc 50/20/30 là một trong những phương pháp quản lý ngân sách lý tưởng bạn nên áp dụng. Cụ thể là 50% tiền lương hướng tới những nhu cầu thiết yếu, 20% lương để dành cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ và quỹ dự phòng, 30% lương còn lại hướng tới những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân bao gồm tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm,…

Chi tiêu vào những điều sai trái

Theo các nghiên cứu, cách bạn sử dụng số tiền của mình quan trọng hơn rất nhiều so với tổng số tiền mà bạn bỏ ra, điều này có nghĩa là nếu bạn cảm thấy phù hợp món đồ mà mình muốn mua, thì bạn sẽ hài lòng với số tiền phải bỏ. Ví dụ, một người hướng ngoại sẽ sẵn sàng chi trả một khoản tiền để đến một quán hát. Ngược lại, một người hướng nội sẽ hạnh phúc hơn khi tiêu tiền tại một cửa hàng sách.

Chính vì thế, lời khuyên dành cho bạn là hãy tận dụng tối đa số tiền của mình cho những trải nghiệm hoặc những điều bạn thực sự yêu thích bởi điều đó sẽ giúp bạn tăng thêm giá trị cuộc sống.

Bên cạnh đó, hãy lưu ý việc đầu tư vào bản thân. Bạn có thể tham gia một khóa học võ, một phòng tập thể hình hoặc có những huấn luyện viên sự nghiệp.

"Nhà hiền triết xứ Omaha" Warren Buffett từng chia sẻ: "Sau tất cả, khoản đầu tư quan trọng nhất trong cuộc đời bạn chính là đầu tư vào bản thân mình. Hãy giải quyết bất cứ điều gì bạn cảm thấy yếu kém và đừng chần chừ nữa mà hãy thực hiện thực hiện nó ngay bây giờ".

Bỏ đầu tư

Một điều dễ nhận thấy đó là bỏ ra một khoản đầu tư nhỏ nhưng duy trì trong thời gian dài sẽ thu được kết quả lớn hơn so với một khoản tiền lớn nhưng chỉ đầu tư trong một thời gian ngắn. Lý do là bởi vì khi bạn càng có nhiều thời gian để đầu tư, thì càng có nhiều thời gian để khoản tiền đó phát triển.

Dù nhận được ít hay nhiều lương thưởng Tết, đừng phạm 4 sai lầm dưới đây nếu không muốn cháy túi khi đón năm mới về - Ảnh 2.

Chính vì thế, thay vì trì hoãn việc đầu tư vào một ngày khác, hãy lấy một phần tiền thưởng của mình để lập một tài khoản tiết kiệm hoặc một cách thức đầu tư khác chẳng hạn như tư vấn tài chính tự động robo-advisor hoặc quỹ chỉ số chi phí thấp.

Nếu bạn đầu tư một phần tiền thưởng, số tiền đó sẽ tiếp tục tăng lên theo thời gian và bạn có thể sử dụng nó trong những trường hợp khẩn cấp trong tương lai.

Khoe khoang với bạn bè

Trong thực tế, thực hiện những tiêu chuẩn của bạn bè và đồng nghiệp là một cám dỗ với không ít người, thậm chí bạn cảm thấy khó chịu khi không được "bằng bạn bằng bè".

Dù nhận được ít hay nhiều lương thưởng Tết, đừng phạm 4 sai lầm dưới đây nếu không muốn cháy túi khi đón năm mới về - Ảnh 3.

Tuy nhiên, nếu những thói quen của bạn được hình thành từ những điều đồng nghiệp bạn thực hiện thì rốt cục cuộc sống của bạn không có dấu ấn riêng. Những địa điểm ăn uống, mua sắm quần áo được gợi ý từ những đồng nghiệp có thể khiến bạn "đốt cháy" ví chỉ trong vài phút ngắn ngủi nhưng cuối cùng không mang lại giá trị cho bản thân.

Anh Thơ

CNBC

Trở lên trên