MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dù tốt nghiệp đại học danh tiếng, cậu sinh viên vẫn quyết định đi nhặt rác, mặc bố mẹ phản đối: “Sống tầm thường nhưng hạnh phúc mới thú vị”

05-06-2022 - 08:25 AM | Sống

Dù tốt nghiệp đại học danh tiếng, cậu sinh viên vẫn quyết định đi nhặt rác, mặc bố mẹ phản đối: “Sống tầm thường nhưng hạnh phúc mới thú vị”

Cuộc sống quá ngắn để lãng phí thời gian cho những gì người khác nghĩ về chúng ta. Trên thực tế, mỗi một người trong chúng ta đều rất bận rộn vì cuộc sống mưu sinh, không ai có thừa nhiều thời gian để để ý đến bạn hay bạn là ai đến vậy!

Vũ Khải Tư tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng tại Quảng Châu, Trung Quốc, anh học chuyên ngành pháp luật.

Nhưng anh đã không làm giống như các bạn cùng lớp, mặc vest, đi giày da, mang theo sổ tay ra vào các tòa nhà văn phòng cao cấp, mà thay vào đó, anh làm theo những suy nghĩ của mình và trở thành một "người nhặt rác".

Nhờ thu thập "đồ đồng nát" từ khắp nơi trên thế giới, Vũ Khải Tư thậm chí còn xuất hiện trên CCTV và trở thành một trong những hình tượng mẫu mực của giới trẻ Trung Quốc.

Dù tốt nghiệp đại học danh tiếng, cậu sinh viên vẫn quyết định đi nhặt rác, mặc bố mẹ phản đối: “Sống tầm thường nhưng hạnh phúc mới thú vị” - Ảnh 1.

Vũ Khải Tư


Dù tốt nghiệp đại học danh tiếng, cậu sinh viên vẫn quyết định đi nhặt rác, mặc bố mẹ phản đối: “Sống tầm thường nhưng hạnh phúc mới thú vị” - Ảnh 2.

Không giống như những người bình thường "lượm rác", anh có bộ tiêu chí sàng lọc riêng của mình:

Lượng thông tin mang theo càng lớn càng tốt, chẳng hạn như những thứ mang đậm hương vị thời đại như thư, biển hiệu, ảnh cũ...

Một lần nọ, khi đi thu thập đồ cũ, Vũ Khải Tư đã tìm thấy một kho báu.

Đó là gần 100 bức thư giữa một người đàn ông Pháp và một phụ nữ Trung Quốc, những mảnh giấy ghi lại từng chút từng chút một câu chuyện tình yêu của họ.

Vũ Khải Tư đã cố gắng dịch một trong số chúng, phát hiện ra trong đó đầy những lời ngọt ngào. Những mảnh giấy đã chuyển sang màu vàng ố, và góc dưới bên phải của một trong những phong bì có dòng chữ: CHINA Trung Quốc.

Chữ Hán do chính người Pháp viết, tuy trông rất non nớt như nét chữ của học sinh tiểu học nhưng lại đầy nghiêm túc và tình cảm.

Những bức thư của họ trải dài từ năm 1984 đến năm 1989 bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Vũ Khải Tư đang cùng bạn bè dịch và sắp xếp lại những bức thư này, họ dự định đặt tên chúng là "Chuyện tình 1984-1989" để nhiều người có thể biết tới câu chuyện tình yêu ngọt ngào này hơn.

Dù tốt nghiệp đại học danh tiếng, cậu sinh viên vẫn quyết định đi nhặt rác, mặc bố mẹ phản đối: “Sống tầm thường nhưng hạnh phúc mới thú vị” - Ảnh 3.

Khi những việc làm của Vũ Khải Tư được một số phương tiện truyền thông đưa tin, anh trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, cha mẹ anh vẫn luôn không thể chấp nhận việc con mình tốt nghiệp ngành luật mà cuối cùng lại trở thành một "người thu gom rác".

Cha mẹ cũng sẽ không tự hào về việc con trai mình được lên báo, bởi lẽ Vũ Khải Tư được chú ý không phải vì những gì anh ấy đã xuất bản hay những bằng sáng chế mà anh ấy đã phát minh ra, mà bởi vì trình độ học vấn và công việc của anh ấy không tương xứng với nhau.

Họ cũng đã từng tức giận mà mắng anh rằng: "Con chẳng khác nào một người khỏa thân ngoài phố rồi bị người khác chụp được cả."

Những bản thân Vũ Khải Tư luôn cảm thấy rằng công việc thu gom đồ cũ hiện tại là công việc mà anh muốn tiếp tục, anh không quan tâm người khác nghĩ gì.

Dù tốt nghiệp đại học danh tiếng, cậu sinh viên vẫn quyết định đi nhặt rác, mặc bố mẹ phản đối: “Sống tầm thường nhưng hạnh phúc mới thú vị” - Ảnh 4.

Chúng ta luôn cho rằng có tiền, được yêu thương và có một công việc tốt là sẽ được người khác ngưỡng mộ, là sẽ hạnh phúc.

Nó không sai.

Nhưng có những người dù không đi theo "con đường đúng đắn" mà thế giới định nghĩa, họ vẫn hạnh phúc.

Là con người, chúng ta không nhất thiết phải sống theo các quy tắc.

Một ngàn người có một ngàn cách sống, trên đời này không có phương thức sống nào là câu trả lời đúng đắn cả, hợp với bạn, khiến bạn thoải mái thì đó chính là đúng đắn.

01

Làm nhân viên trong nhà xác là một công việc không có quá nhiều người muốn làm, những trong mắt của Trần Thu Vận, một cô gái sinh sau năm 95, đó lại là mong ước của cô từ khi còn nhỏ cho tới khi trưởng thành.

Lần đầu tiên Trần Thu Vận chia sẻ điều này với ba mẹ là khi cô điền nguyện vọng thi đại học.

Đúng như dự liệu, ba mẹ cô đã cật lực phản đối.

Cô và ba mẹ đã cãi nhau một trận lớn, mãi cho tới khi nói sẽ bỏ nhà ra đi, ba mẹ mới miễn cưỡng đồng ý cho Trần Thu Vận làm theo ý mình.

Rất nhiều người không hiểu vì sao một cô gái lại muốn làm công việc này.

Trong mắt mọi người, đây là một công việc khá đáng sợ, thậm chí còn rất đen đủi.

Nhưng Trần Thu Vận lại có một cách hiểu khác:

"Những người này không phải là những người chết, họ cũng là những sinh mệnh. Chúng ta cần giúp họ đi nốt hành trình cuối cùng, trao cho họ sự tôn trọng cuối cùng."

Ấn tượng nhất là lần cô dựng lại hài cốt của 3 chiến sĩ công an hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.

Vụ tai nạn thương tâm khiến cơ thể họ không còn được nguyên vẹn, điều cô nhớ nhất là người cha khi thấy thi thể của con trai mình đã không ngừng khóc lớn rồi nói: "Con trai tôi chỉ đang ngủ thôi phải không!"

So với những khó khăn trong công việc, thứ khiến Trần Thu Vận bận lòng lại là những quy tắc trong cuộc sống:

"Tôi đã gọi điện thoại trên tàu điện ngầm trong giờ cao điểm để liên lạc về việc hỏa táng người quá cố. Sau khi cúp máy, tôi thấy khoang tàu vốn đông đúc bỗng chỉ còn lại mình mình, mọi người đều giữ khoảng cách với tôi."

Vì đặc thù của công việc mà trong cuộc sống có một số "quy tắc ẩn" bất thành văn Trần Thu Vận phải tuân theo:

Không bắt tay người khác;

Không được nói về nghề nghiệp của mình với người khác;

Không được nói lời tạm biệt;

Không được dự đám cưới;

Không được bế trẻ sơ sinh;

...

Chống lại tất cả những cái "không được" đó, Trần Thu Vận đã kiên trì công việc này trong 4 năm. Bởi lẽ cô thích công việc này từ tận đáy lòng mình, và cô cũng có thể cảm nhận được hạnh phúc từ tận đáy lòng.

Dù tốt nghiệp đại học danh tiếng, cậu sinh viên vẫn quyết định đi nhặt rác, mặc bố mẹ phản đối: “Sống tầm thường nhưng hạnh phúc mới thú vị” - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)


Điều đau khổ nhất của một người là phải sống dưới sự kỳ vọng của người khác.

Vì sự công nhận của người khác, chúng ta ngụy trang trái tim của chính mình và cố gắng nở một nụ cười; vì kỳ vọng của người khác, chúng ta thay đổi lý tưởng của chính mình và trôi theo dòng chảy.

Có một lời bài hát như này: "Nếu tất cả khuôn mặt của con người đều giống nhau, thứ khiến bạn khác với mọi người, chính là cách mà bạn sống."

Thực ra, cuộc sống là để bạn sống chứ không phải để người khác nhìn thấy.

02

Trần Du sinh năm 1998, cô xuất hiện trong show Victoria's Secret năm 19 tuổi, phá kỷ lục của "chị đại" Lưu Văn, trở thành thiên thần Trung Quốc trẻ nhất trong lịch sử Victoria's Secret.

Một lần, cô và một phóng viên đến một cửa hàng đồ cổ ở Sanlitun (một khu dân cư tại Bắc Kinh, Trung Quốc), hôm đó Trần Du mặc một chiếc áo sơ mi hoa màu vàng tươi, khoác bên ngoài chiếc áo bóng chày màu xanh lá cây và đeo trang sức vàng lộng lẫy.

Bởi vì phong cách ăn mặc có chút khoa trương của mình, cô phải chịu nhiều sự chỉ trỏ của nhiều du khách, tuy nhiên, cô đã tự động chặn những ánh mắt không mấy thiện cảm đó lại.

Có một phóng viên hỏi cô: suốt chặng đường vừa qua, mặc dù có rất nhiều lời đánh giá về bạn, nhưng bạn có vẻ không quan tâm mấy.

Trần Du cười nói: "Nghề người mẫu vốn là nghề đứng dưới ánh đèn sân khấu, nếu tôi quá quan tâm người khác nghĩ gì về mình, sợ là tôi sớm đã bị trầm cảm rồi!"

Chúng ta sống ở đời vốn giống như làm dâu trăm họ vậy, nhiều khi sống quá mệt mỏi không phải vì bạn không đủ tốt mà vì bạn quá để tâm đến ý kiến ​​của người khác.

Sở dĩ Trần Du có thể tự nhiên nói ra những lời như vậy, đó là bởi bản thân cô cũng từng đánh mất mình giữa một biển bình luận của mọi người về cô:

"Tỷ lệ cơ thể như này mà cũng làm người mẫu ư?"

"Đi như này cũng gọi là người mẫu hả?"

….

Đọc được những bình luận này, cô từng cảm thấy vô cùng khó chịu.

Cô không ngừng điều chỉnh cách catwalk của mình, cô tập luyện ngày càng chăm chỉ hơn nhưng phong độ sau khi lên sân khấu lại không được như trước.

Mãi cho đến khi học cách bỏ qua những đánh giá của những người không liên quan và hoàn thành sàn catwalk với tốc độ và phong cách của riêng mình, Trần Du mới ngày càng tự tin hơn, và cuối cùng bước lên sàn diễn của Victoria’s Secret năm 19 tuổi.

Dù tốt nghiệp đại học danh tiếng, cậu sinh viên vẫn quyết định đi nhặt rác, mặc bố mẹ phản đối: “Sống tầm thường nhưng hạnh phúc mới thú vị” - Ảnh 6.

Trần Du


Lo âu giống như một loại vi rút, và nó thích đào sâu vào những người quan tâm đến ý kiến ​​của người khác; chỉ tập trung vào tiếng nói bên trong của mình, những người như vậy giống như có kháng thể trong cơ thể, miễn dịch với tất cả các chất độc.

Đừng quan tâm quá nhiều đến ý kiến ​​của người khác, hãy sống theo tiết tấu của riêng bạn.

Người Do Thái có một câu nói như này:

"Nếu bạn không sống hết mình cho chính bạn thì còn ai sống vì bạn".

Sống tầm thường là trạng thái của hầu hết mọi người trong cuộc sống, chỉ những ai dám nghĩ dám làm mới có thể khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn.

Trên đời này không có hai người giống hệt nhau, và không ai có thể sao chép cuộc đời của người khác.

Cuộc sống quá ngắn để lãng phí thời gian cho những gì người khác nghĩ về chúng ta. Trên thực tế, mỗi một người trong chúng ta đều rất bận rộn vì cuộc sống mưu sinh, không ai có thừa nhiều thời gian để để ý đến bạn hay bạn là ai đến vậy.

Điều quan trọng là bạn sống cuộc sống của bạn, một cách hạnh phúc.


https://cafebiz.vn/du-tot-nghiep-dai-hoc-danh-tieng-cau-sinh-vien-van-quyet-dinh-di-nhat-rac-mac-bo-me-phan-doi-song-tam-thuong-nhung-hanh-phuc-moi-thu-vi-20220603163841474.chn

Theo Như Nguyễn

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên