Đưa trạm y tế xã ‘lên mây’ Viettel đang xoá bỏ những ‘ốc đảo’ về dữ liệu
Thay vì phải trang bị riêng máy chủ với nhân sự và các trang thiết bị, phần mềm đi kèm…, việc sử dụng các giải pháp điện toán đám mây sẽ giúp các cơ sở y tế, từ cấp tỉnh tới cấp xã, khắc phục những nhược điểm cố hữu trong quá trình chuyển đổi số với hệ thống phòng máy vật lý.
- 28-03-2023Lo khóa sim, người dân đổ xô đi chuẩn hóa thông tin thuê bao
- 28-03-2023Giờ là năm 2023 rồi, có còn cần cài phần mềm diệt virus cho Windows?
- 28-03-2023Vẫn còn 2,2 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin
Những “ốc đảo” dữ liệu gây khó khăn cho tiến trình chuyển đổi số ngành y tế
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), chuyển đổi số trở thành yêu cầu mà mọi ngành nghề không thể bỏ qua. Ngành y tế cũng không phải ngoại lệ. Việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi to lớn trong chăm sóc sức khỏe người bệnh thông qua việc đồng nhất cơ sở dữ liệu, tạo ra bước nhảy vọt trong quản lý để qua đó làm giảm tải áp lực lên ngành y tế nói chung và các cơ sở y tế nói riêng.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi số ngành y tế phải đối mặt với thách thức đến từ việc bị phân mảnh về dữ liệu. Với đặc thù gồm 63 tỉnh thành, trải rộng trên cả nước với trên 700 bệnh viện tuyến huyện và hàng nghìn trạm y tế tuyến xã và phòng khám…, việc đồng bộ hệ thống dữ liệu của ngành y tế là nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Để chuyển đổi số theo cách thức thông thường, mỗi bệnh viện, cơ sở y tế sẽ phải triển khai một phòng máy, trong đó mua máy chủ và một hệ thống công nghệ thông tin như bộ định tuyến, chuyển mạch, lưu trữ cùng hệ thống backup, cần nhân sự am hiểu công nghệ thông tin vận hành. Ngoài ra, việc trang bị một phòng máy cũng cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn như sàn nâng, trần giả, báo cháy, báo khói, điều hòa…. Chi phí để trang bị một phòng máy như vậy sẽ rất tốn kém.
Trong quá trình vận hành, các phòng máy cũng cần mua phần mềm hỗ trợ, bao gồm cả các ứng dụng đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng. Các vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành như mất dữ liệu, mất kết nối đôi khi vượt ra ngoài khả năng xử lý của người phụ trách. Trên thực tế, việc để cơ sở y tế tự vận hành một phòng máy đơn lẻ ngoài chuyện tốn kém, còn có rủi ro rất lớn do không thể có nhân sự về công nghệ giỏi và cũng không có người sẵn sàng hỗ trợ 24/7 khi có sự cố.
Ngay cả khi vượt qua được các thách thức này, mỗi cơ sở y tế cũng sẽ giống một “ốc đảo” nên khả năng liên thông dữ liệu sẽ khó được thực hiện bởi có nhiều nhà cung cấp khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau. Trong trường hợp hệ thống dữ liệu y tế của một tỉnh chưa được liên thông thì việc kết nối với các địa phương khác cũng gặp trở ngại tương tự.
Điều này cũng tạo ra trở ngại lớn cho khả năng quản lý tập trung trong lĩnh vực y tế. Thiếu đi cái nhìn toàn cảnh, ngành y tế sẽ gặp khó trong việc phân tích mô hình bệnh tật từ đó lập kế hoạch tổng thể về nhân lực, cơ sở vật chất, giường bệnh, thuốc men hay máy móc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao… để có thể đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Bệnh nhân cũng không thể được hưởng những dịch vụ tốt nhất của ngành y tế tại các tuyến cơ sở mà thường phải “vượt tuyến” với mong muốn được chăm sóc tốt hơn.
‘ Lên mây ’ với chi phí thấp
Mặc dù chưa thể thực hiện các giải pháp tổng thể để liên thông hệ thống dữ liệu của toàn bộ ngành y tế, nhưng nhiều trạm y tế cấp xã, với điều kiện kinh phí eo hẹp đã tìm được phương án phù hợp. Theo đó, họ chọn việc “lên mây” với hệ thống dữ liệu. Thay vì máy chủ vật lý, hệ thống trạm y tế xã đã thuê lưu trữ trên đám mây (Viettel Cloud) của Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions).
Nhờ “đám mây”, các trạm y tế xã không còn phải lo lắng về phòng máy cho máy chủ, phần mềm quản lý, các vấn đề kỹ thuật bảo mật hay vận hành giám sát hệ thống 24/24h… Đặc biệt, khi các cơ sở y tế muốn thử nghiệm dịch vụ, thay vì cần cài đặt hệ thống máy chủ để dùng thử như trước thì bây giờ, họ chỉ cần có tài khoản cloud của đối tác Viettel Solutions là đã có thể trải nghiệm. Điều này đảm bảo sự phù hợp nhất trước khi lựa chọn sử dụng dịch vụ.
Một lợi thế khác từ đám mây là các trạm y tế có thể thuê dịch vụ cloud giống như thuê bao điện thoại. Khi không muốn, họ có thể dừng dịch vụ, không giống việc đầu tư cho phòng máy và một hệ thống máy chủ thì buộc phải dùng cho tới khi hết khấu hao.
Ngoài ra, việc sử dụng cloud còn các trạm y tế giúp liên thông, chuyển tuyến dữ liệu một cách dễ dàng. Các trạm y tế cấp xã đã không còn là những “ốc đảo” về dữ liệu nữa. “Mỗi trạm y tế tuyến xã chỉ cần bỏ ra chi phí nhỏ rất nhiều với việc đầu tư để sử dụng và Viettel sẽ hỗ trợ mọi nhu cầu, từ vận hành tới bảo mật dữ liệu thông tin…”, đại diện Viettel Solutions cho biết.
Trong khi đó, ở khối y tế tư nhân, Bệnh viện Hồng Ngọc là ví dụ về việc “lên mây”, dùng chung 1 hệ thống cơ sở dữ liệu cho 7 cơ sở khác nhau. Giải pháp này cũng giúp liên thông dữ liệu, tạo điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Khi hệ thống bệnh viện này mở rộng cơ sở, họ chỉ cần cấp thêm tài khoản rồi đào tạo nhân sự vận hành là mọi dữ liệu sẽ được chia sẻ.
Nếu các bệnh viện và cơ sở y tế nhà nước khác cùng triển khai hệ thống dữ liệu “trên mây”, bác sĩ giỏi ở các tuyến tỉnh, tuyến trung ương đều có thể đọc kết quả khám chữa từ mọi nơi. Khi kết quả mà máy xét nghiệm đưa ra giống nhau, sự khác biệt sẽ nằm ở chuyên môn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp nâng cao gấp nhiều lần chất lượng khám chữa bệnh.
Ngoài ra, khi ngành y tế có thể quản lý tập trung, việc tích hợp các ứng dụng chuyển đổi số khác như hệ thống thanh toán, hóa đơn điện tử, ứng dụng cho người dân… đều có thể tích hợp và tích hợp được rất nhanh. Các cơ sở y tế sẽ không phải điều chỉnh phần mềm, hạn chế những chi phí tích hợp tốn kém.
Trên thực tế, nhiều cơ quan nhà nước, tập đoàn, tổng công ty lớn đã chọn dịch vụ Viettel Cloud mà Viettel Solutions cung cấp bởi công ty này là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ sinh thái đám mây với nhiều dịch vụ khác nhau. Nếu có nhu cầu, các tổ chức, doanh nghiệp chỉ cần đến một nơi duy nhất mà không cần phải tìm đến nhiều nhà cung cấp, giúp việc vận hành nhanh chóng. Thêm vào đó, nhờ sở hữu hệ thống hạ tầng đám mây lớn nhất Việt Nam, chi phí tổng thể khi sử dụng dịch vụ đám mây của Viettel cũng cạnh tranh nhất.
“Trong ngành y tế, chúng tôi đã đồng hành với ngành nhiều năm nên có sự thấu hiểu ở cấp độ quản lý và chuyên ngành cũng như phân tích dữ liệu. Nhờ đó, việc đưa ra các giải pháp về đám mây hay số hoá các hoạt động của chúng tôi cũng sẽ mang tính thấu hiểu chuyên môn hơn”, đại diện Viettel Solutions chia sẻ.
Nhịp sống thị trường