MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đức dỡ bỏ “phanh nợ” trước cuộc khủng hoảng ngân sách chưa từng có

25-11-2023 - 20:45 PM | Tài chính quốc tế

Chính phủ Đức ngày 24/11 quyết định dỡ bỏ các quy định hạn chế về nợ công của mình, còn được biết đến dưới cái tên “phanh nợ”, nhằm tìm ra biện pháp thoát khỏi sự phong tỏa tài chính công.

Tòa án Tối cao Đức ngày 15/11 ra phán quyết cho rằng chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã vi phạm các quy định nợ công khi chuyển khoản ngân sách gần 60 tỷ Euro, chưa sử dụng dành cho hỗ trợ đại dịch Covid-19 sang quỹ dành cho chống Biến đổi Khí hậu. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Đức đang gấp rút chuẩn bị cho chương trình tài khóa năm 2024, đã làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu của chính phủ Đức và có thể đẩy nền kinh tế số 1 của Liên minh châu Âu (EU) vào cuộc khủng hoảng ngân sách chưa từng có.

Đức dỡ bỏ “phanh nợ” trước cuộc khủng hoảng ngân sách chưa từng có - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết chính phủ liên bang sẽ có cơ sở trình ngân sách bổ sung vào tuần tới. Ảnh: Le Monde

Mới đây, ngày 24/11, chính phủ Đức đã quyết định dỡ bỏ các quy định hạn chế về nợ công của mình, xóa bỏ biện pháp “phanh nợ” nhằm tìm kiếm một thỏa thuận bù đắp cho khoản ngân sách thâm hụt 60 tỷ euro. Nếu điều này được áp dụng, đây sẽ là năm thứ 4 liên tiếp Chính phủ Đức phải hoãn thực thi biện pháp “phanh nợ”, được sử dụng để giảm các thâm hụt liên quan đến nợ công cử chính phủ.

Với quyết định mới, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết chính phủ liên bang sẽ có cơ sở trình ngân sách bổ sung vào tuần tới để đảm bảo về mặt hiến pháp cho các khoản chi tiêu công trong năm 2023.

“Tôi coi nhiệm vụ của mình là phải làm rõ mọi việc. Chúng ta không thể nói về năm 2024 và những năm tiếp theo cho đến khi chúng ta có được một tình huống chắc chắn và đáng tin cậy về mặt pháp lý được Hiến pháp bảo đảm. Vì vậy, chúng tôi sẽ trình một dự thảo ngân sách bổ sung cho năm 2023 vào tuần tới”.

Theo ông Lindner, cùng với kế hoạch tài khóa mới, chính phủ sẽ đưa ra nghị quyết trước quốc hội để tuyên bố “tình trạng khẩn cấp đặc biệt” tạo cơ sở pháp lý để đình chỉ biện pháp “phanh nợ”. Quy định về giới hạn nợ đã được ghi trong Hiến pháp từ năm 2009, nhưng nó đã bị đình chỉ nhiều lần kể từ năm 2020 để giải quyết các tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Trong một cuộc thăm dò gần đây của kênh RTL-Đức, 66% người Đức không nghĩ rằng Thủ tướng Olaf Scholz sẽ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng mà đất nước đang trải qua.

Theo Anh Tuấn

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên