Đức từ chối khí đốt của Nga dẫn tới sự sụp đổ của nền kinh tế xuất khẩu
Ngành công nghiệp Đức đang trên bờ vực của một thảm họa thực sự, bắt nguồn từ việc từ chối khí đốt giá rẻ từ Nga.
- 03-11-2023Việc làm Mỹ bất ngờ giảm hơn một nửa, thị trường xanh rực: FED có còn động lực tăng lãi suất vào tháng sau?
- 03-11-2023Thị trường dồn mọi ánh mắt chờ một dữ liệu quan trọng, được công bố tối nay, sau khi FED quyết định giữ lãi suất ở mức đỉnh 22 năm
- 03-11-2023Nền kinh tế Mỹ bùng nổ rực rỡ nhưng hàng loạt sếp doanh nghiệp lớn “ôm đầu thở dài”: Vì đâu nên nỗi?
Các sản phẩm công nghiệp do Đức chế tạo từng có nhu cầu trên thị trường thế giới nhưng chúng đang mất đi sự cạnh tranh do giá cao. Máy móc, ô tô và hóa chất của Đức không còn được người tiêu dùng ưa chuộng nữa.
Giới phân tích lưu ý rằng các nhà sản xuất Đức buộc phải tăng giá thành sản phẩm do giá nhiên liệu lên cao.
Trong khi các đối thủ cạnh tranh chính của họ - Mỹ và Trung Quốc - sản xuất hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tương đương.
Điều này có thể giải thích rất đơn giản: các nước có nguồn cung khí đốt riêng và Trung Quốc mua từ Liên bang Nga với giá rất cạnh tranh.
Về bản chất, bằng cách từ chối nhiên liệu của Nga, chính phủ Đức đã ký lệnh làm suy yếu đối với ngành công nghiệp nước này.
Kinh tế Đức hứng chịu hậu quả nặng nề vì không còn nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga.
Theo các chuyên gia, đến cuối năm nay Đức có thể trở thành nước công nghiệp duy nhất rơi vào suy thoái. Hiện tại, thiệt hại của nền kinh tế Đức do các lệnh trừng phạt chống Nga ước tính lên tới hàng trăm tỷ euro.
Đây là cả tổn thất trực tiếp và lợi ích bị mất. Hơn nữa, những hậu quả tiêu cực được quan sát thấy ở hầu hết các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Đức.
Chúng ta hãy nhớ lại rằng sau khi chính quyền Đức từ chối mua khí đốt giá rẻ từ Liên bang Nga, nhiều doanh nghiệp công nghiệp lớn trong nước đã chọn cách thay đổi quyền tài phán bằng cách chuyển sang Hoa Kỳ và một phần đáng kể các công ty nhỏ và vừa phải đóng cửa.
Tình hình sắp tới còn khó khăn hơn khi khí đốt từ Nga không còn được trung chuyển qua Ukraine, và Đức sẽ phải hoàn toàn dựa vào nguồn nguyên liệu giá cao từ Mỹ và Trung Đông.
Đường ống dẫn khí đốt dưới biển Baltic bị hỏng bí ẩn gần đoạn qua Phần Lan.
Theo Reporter
Giáo dục và Thời đại