Dùng cả tuổi thơ để xem Tây Du Ký nhưng 99% mọi người vẫn không biết: Đi Tây Thiên thỉnh kinh rốt cuộc là đi đâu?
Thầy trò Đường Tăng phải vượt qua 81 kiếp nạn mới tới được Tây Thiên, vậy Tây Thiên nằm ở đâu?
- 15-10-2024Sự thật rất sốc về Hồng Hài Nhi: Tuổi thật không phải như chúng ta lầm tưởng khi xem Tây Du Ký
- 05-10-2024Xem Tây Du Ký từ năm 20 tuổi, giờ ở dốc bên kia của cuộc đời, tôi nghiệm ra những chân lý "quý hơn vàng" trong việc dạy con
- 02-10-2024Xem Tây Du Ký 38 năm, nhiều người thấy 3 bài học đắt giá từ Tôn Ngộ Không: Quá tiếc nếu không sớm tỉnh ngộ
Tây Du Ký bản năm 1986 có thể coi là một trong những bộ phim truyền hình nổi tiếng nhất Trung Quốc. Dù được chiếu đi chiếu lại vô số lần, hành trình của thầy trò Đường Tăng vẫn thu hút khán giả. Đặc biệt, với thế hệ 8X, 9X châu Á, trong đó có Việt Nam thì bộ phim kinh điển này gắn liền với không ít ký ức tuổi thơ.
Tác phẩm nguyên tác Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân đã được viết từ những năm 1590 và cũng là kiệt tác quan trọng trong văn học Trung Hoa. Tiểu thuyết kể về chuyến hành trình gian nan của thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Trư Bát Giới vượt đủ kiếp nạn để tới được Tây Thiên (hay Tây Trúc) thỉnh kinh.
Đây hoàn toàn là một địa danh có thật ngoài đời. Dù câu chuyện của Tây Du Ký là hư cấu, nhưng vẫn được dựa trên nguyên mẫu nhà sư Huyền Trang có tồn tại thật trong lịch sử Trung Hoa, sống vào thời nhà Đường. Đường Tam Tạng hay Đường Tăng là một cao tăng Trung Quốc, một trong 4 dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán.
Theo các chuyên gia hiện đại, địa điểm Tây Trúc được nhắc đến trong Tây Du Ký chính là một thành phố nhỏ ở Pakistan.
Nằm cách Islamabad, thủ đô của Pakistan khoảng 50 km về phía tây bắc, có một thành phố nhỏ bình thường - Taxila. Vào mùa xuân năm 647 sau Công nguyên, nhà sư lỗi lạc Huyền Trang của nhà Đường đã du hành về phía Tây để thu thập kinh Phật. Điểm kết thúc chuyến đi của ông là Taxila.
Để thực hiện hành trình đến nơi này, nhà sư Huyền Trang đã trải qua việc di chuyển qua nhiều khu vực như Tân Cương, Afganistan, Nepal, Ấn Độ và nhiều vùng khác. Ông đã dành hàng chục năm tại Taxila trước khi quay trở về Trung Quốc, mang theo bộ sưu tập kho tàng tri thức vô giá bao gồm 600 quyển sách bằng ngôn ngữ Phạn.
Hơn 1.400 năm trước, bắt đầu từ Trường An ở Trung Quốc, cả tuyến phía nam và phía bắc của Con đường Tơ lụa cuối cùng sẽ hội tụ tại Taxila. Thế nên đây cũng là điểm dừng chân quan trọng của các đoàn lữ hành phương Đông trên Con đường Tơ lụa. Đi về hướng Tây, từ đây chúng ta sẽ chính thức bước vào khu vực Trung Á và Châu Âu.
Còn đối với các đoàn lữ hành đi về phía đông từ châu Âu hoặc Trung Á, Taxila là điểm dừng chân đầu tiên của họ để đến với Trung Hoa ở phía Đông. Trong suốt chiều dài lịch sử, thành phố nhỏ này từng là “cánh cửa chung” cho người phương Đông vào phương Tây. Trong gần ba nghìn năm, nó luôn là một địa danh nổi tiếng trên Con đường tơ lụa ở Á-Âu.
Năm 1980, thành phố cổ Taxila được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Tại đây hiện có viện bảo tàng lưu giữ và trưng bày các di vật khảo cổ về một thời vàng son của Phật giáo.
Nguồn: Sohu
Đời sống & pháp luật