MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Đừng cho hết trứng vào 1 giỏ" - nguyên tắc số 1 giúp bạn sinh tồn dù chuyện tiền nong khắc nghiệt thế nào

16-03-2022 - 17:00 PM | Lifestyle

Tiền không phải là tất cả. Tuy nhiên, bạn cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính.

Dù chưa xem Trò Chơi Con Mực (Squid Game) , chắc hẳn bạn đã từng nghe về bộ phim làm mưa làm gió này đợt cuối năm ngoái. Sản phẩm này của Netflix nhanh chóng vươn lên vị trí số một chương trình ăn khách nhất tại nhiều quốc gia.

Bộ phim thuộc thể loại kinh dị sinh tồn này kể về câu chuyện 456 người tham gia cuộc thi trò chơi dành cho trẻ em rất phổ biến ở Hàn Quốc. Đó là những người mạo hiểm tính mạng để có cơ hội giành được 45,6 tỷ won (840 tỷ đồng).

Khi nhìn vào cuộc thi sống còn này, bạn sẽ tìm thấy những bài học cộng hưởng từ thực tế xung quanh việc bảo vệ tài chính của bản thân và những sự bất an do gặp rắc rối về tiền bạc có thể tạo ra. Những quyết định tồi tệ về tiền bạc có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Sau đây là 5 bài học bạn cần lưu ý để tránh cuộc khủng hoảng tài chính trong đời thực.

Đừng cho hết trứng vào 1 giỏ - nguyên tắc số 1 giúp bạn sinh tồn dù chuyện tiền nong khắc nghiệt thế nào - Ảnh 1.

1. Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ

“Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, Cho Sang-woo nói với đội ở một vòng chơi. Thật vậy, câu này đúng đặc biệt trong bối cảnh đầu tư. Bằng cách đa dạng hóa “trứng” trong giỏ, rủi ro của các khoản đầu tư sẽ được giảm thiểu đi đáng kể. Tất nhiên, lợi nhuận thì luôn đi kèm rủi ro.

Song đa dạng hoá là cách quản trị hiệu suất của danh mục dựa trên mục tiêu đầu tư của bạn, chứ không phải “né" hết những rủi ro có thể xảy ra. Bằng cách phân bổ tài sản vào các hình thức phù hợp, bạn có thể giữ vững “mái chèo" dù trong những ngày thị trường biến động nhất.

2. Kiểm soát tài chính cá nhân

Để trả nợ, 456 người đã liều mạng chỉ để kiếm được giải thưởng bằng tiền mặt. Điều này củng cố tầm quan trọng việc quản lý tiền bạc. Bạn nên lập kế hoạch trước để không bị rơi vào tình trạng tài chính tồi tệ.

Trước khi đặt bút đăng ký bất kỳ khoản vay nào, bạn nên suy nghĩ về những câu sau:

- Bạn có đủ khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi hàng tháng không?

- Khoản tiền lãi phát sinh là bao nhiêu?

- Thời gian trả nợ trong bao lâu?

- Bạn có điểm tín dụng tốt không?

- Có lựa chọn nào tốt hơn việc đi vay nợ?

Suy nghĩ thật cẩn thận trước khi đi vay nợ. Bởi vì nó có thể bào mòn từng đồng bạn khó khăn kiếm được. Hơn thế nữa, sức khoẻ tâm lý của bạn có thể ảnh hưởng, vì phải suy nghĩ về câu chuyện trả nợ mỗi ngày. Thậm chí phải liều mạng như những người chơi trong phim!

Đừng cho hết trứng vào 1 giỏ - nguyên tắc số 1 giúp bạn sinh tồn dù chuyện tiền nong khắc nghiệt thế nào - Ảnh 2.

3. Bảo hiểm rất quan trọng

Trong “Trò chơi con mực", mẹ của nhân vật nam chính Seong Gi-Hun bị ốm nhưng không thể điều trị. Do con trai bà hủy bảo hiểm y tế và tiêu hết tiền vào cờ bạc.

Với việc chăm sóc y tế ngày càng đắt đỏ, đặc biệt với những lần điều trị dịch vụ, sẽ khôn ngoan hơn khi bạn sở hữu cả bảo hiểm y tế theo chính sách nhà nước và bảo hiểm nhân thọ. Các hợp đồng bảo hiểm có thể sẽ chi trả cho bạn một khoản tiền điều trị trong trường hợp không may xảy ra. Đổi lại bạn sẽ mất một khoản tiền nhỏ để trả trước và phải đóng phí định kỳ nếu mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

4. Cờ bạc không bao giờ là nguồn thu nhập đáng tin cậy

Cờ bạc là một chứng nghiện nguy hiểm có thể huỷ hoại cuộc sống và khiến gia đình tan vỡ. Nó được mô tả sinh động và đầy tính thực tế trong phim Trò Chơi Con Mực.

Người nghiện cờ bạc Seong Gi-Hun đã tiêu tiền của mẹ mình để đánh bạc trong các cuộc đua ngựa. Anh chơi với sự lạc quan mù quáng về việc tăng gấp đôi số vốn của mình. Cuối cùng, mất tất cả vì kiếm tiền đâu có dễ đến như vậy.

Hãy xác định một ranh giới rõ ràng giữa cờ bạc và đầu tư. Đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng chiến lược đầu tư của bản thân bằng nghiên cứu và học hỏi nghiêm túc. Rủi ro đầu tư có thể được giảm bớt nếu bạn giữ vững được tính kỷ luật, tránh bị cuốn theo nỗi sợ hãi và lòng tham.

Đừng cho hết trứng vào 1 giỏ - nguyên tắc số 1 giúp bạn sinh tồn dù chuyện tiền nong khắc nghiệt thế nào - Ảnh 3.

5. Cuộc sống là một hành trình, không phải là một cuộc đua

Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng thực tế rằng cuộc sống phải là một cuộc đua. Một trường hợp điển hình là Cho Sang-woo, người lớn lên ở cùng khu phố với Seong Gi-Hun, đã tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng và có một công việc tốt.

Tuy nhiên, do chiếm dụng tiền của công ty, Sang-woo tự đưa mình đến tình trạng nước sôi lửa bỏng và cuối cùng tham gia vào trò chơi sinh tồn bí mật với Seong Gi-Hun. Sang-woo ban đầu dẫn đầu trong cuộc đua “cuộc sống", có nghề nghiệp và học thức đàng hoàng. Nhưng vì những quyết định tài chính tồi tệ, anh đưa mình vào cảnh khốn cùng.

Hơn nữa, hai trò chơi đầu tiên trong Trò chơi mực đã cho chúng ta thấy rằng bạn có chậm chút trong cuộc sống cũng không thành vấn đề. Đôi khi, chậm và ổn định sẽ chiến thắng cuộc đua chẳng hạn như người đàn ông lớn tuổi Il-nam.

Những lựa chọn bạn thực hiện hôm nay quyết định tương lai sau này của bạn. Thời gian không chờ đợi ai cả - hãy bắt đầu đầu tư vào bản thân ngay hôm nay để bạn sẽ không bao giờ phải đi gặp những rắc rối giống như Seong Gi-Hun.

Tiền không phải là tất cả. Tuy nhiên, bạn cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính.

Ảnh: Tổng hợp

https://kenh14.vn/dung-cho-het-trung-vao-1-gio-nguyen-tac-so-1-giup-ban-sinh-ton-du-chuyen-tien-nong-khac-nghiet-the-nao-20220316094732102.chn

Theo RiKa

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên