MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng coi thường: Những thói quen tắm vào mùa hè này dễ khiến bạn bị đột quỵ, mất mạng như chơi

15-06-2017 - 09:06 AM | Sống

Tắm ngay khi vừa đi nắng về, tắm khi vừa ngồi trong phòng điều hòa quá lạnh, tắm quá lâu… đều là những thói quen tắm thường gặp vào mùa hè có thể khiến bạn bị đột quỵ, thậm chí chết "bất đắc kỳ tử".

Chúng ta đang bước vào cuộc sống của những ngày nắng nóng khi một mùa hè sôi động nữa lại trở về. Vào những ngày nắng nóng, nhất là đợt nắng nóng cao điểm liên tục như thời gian vừa qua – nhiệt độ trung bình tại Hà Nội luôn ở mức trung bình gần 40 độ C mà không có một giọt mưa nào, việc được ngồi điều hòa cực thấp, được tắm mát thật lâu trong nước lạnh… là niềm tuyệt vời nhất đối với chúng ta.

Tuy nhiên, bạn có khả năng bị đột quỵ, thậm chí tử vong chỉ trong tích tắc nếu quá sa đà vào việc tắm rửa. Dưới đây là một số thói quen tắm sai cách vào mùa hè khiến bạn có khả năng bị đe dọa tính mạng cực cao:


Việc tắm khi vừa bước ra khỏi phòng điều hòa quá lạnh không tốt cho sức khỏe.

Việc tắm khi vừa bước ra khỏi phòng điều hòa quá lạnh không tốt cho sức khỏe.

Tắm ngay khi rời khỏi phòng điều hòa đang để nhiệt độ quá thấp

Theo Bác sĩ Vũ Văn Khang (Nguyên giám đốc Bệnh viện Phong, Hà Nam), thói quen tắm khi vừa bước ra khỏi phòng điều hòa quá lạnh không tốt cho sức khỏe chút nào. Khi ở phòng điều hòa quá lạnh đi ra ngoài phòng tắm, bạn có xu hướng tắm nước nóng hơn. Điều này vô tình gây nên rối loạn vận mạch. Sự thay đổi đột ngột giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ tắm sẽ làm tình trạng sức khỏe của bạn thêm tồi tệ, rất dễ bị đột quỵ .

Giải pháp: Tắt điều hòa trước khi tắm 15 phút, sau khi cơ thể ổn định với lượng nhiệt môi trường thực tế rồi hãy bước chân vào phòng tắm.

Tắm nước lạnh ngay khi vừa đi ngoài trời nắng về

Theo BS Khang, thói quen tắm ngay khi đi ngoài trời nắng về cũng nguy hại tương tự với việc tắm ngay khi rời khỏi phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp. Lúc này, cơ thể bạn đang chịu nhiệt rất nóng từ thời tiết đã vội vàng lao vào tắm ngay. Bạn nghĩ điều này sẽ làm hạ nhiệt, điều hòa thân nhiệt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này có thể gây tác dụng ngược. Sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột khiến cơ thể bạn chưa kịp thích nghi, có thể gây nên những tổn hại sức khỏe đáng tiếc như đột quỵ, ngất xỉu…

Giải pháp: Sau khi đi nắng về nên ngồi trong nhà nghỉ ngơi. Lấy khăn lau hết mồ hôi đến khi cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo, cơ thể không còn nóng như lúc mới đi ngoài nắng về chừng 30 phút rồi hãy đi tắm.


Tắm ngay khi đi ngoài trời nắng về cũng nguy hại tương tự với việc tắm ngay khi rời khỏi phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp.

Tắm ngay khi đi ngoài trời nắng về cũng nguy hại tương tự với việc tắm ngay khi rời khỏi phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp.

Tắm khi trời đã về khuya

Tắm khi trời đã về khuya có lẽ là thói quen của bất cứ ai vào mùa hè, nhất là vào những đợt nắng nóng đỉnh điểm – khi mà ngồi điều hòa bạn cũng cảm thấy nóng. Thông thường, vào những ngày nóng nực quá, bạn có thể tắm vài lần. Và để cho dễ ngủ, nhiều người cũng không ngần ngại trước khi leo lên giường phải ngâm người trong bồn tắm mát lạnh hàng giờ đồng hồ. Tuy nhiên, thói quen này thực sự rất nguy hiểm.

Theo BS Vũ Hữu Ngõ (nguyên Trưởng khoa Châm cứu và Dưỡng sinh, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương), trong y học cổ truyền, khi cơ thể nhiễm phong hàn, hay còn gọi là nhiễm lạnh quá lâu, gió lạnh lùa đột ngột… dẫn đến tắc trở vận hành khí huyết kinh lạc. Ở mức độ lạnh nhiều, lạnh đột ngột hoặc do cơ thể đang bị suy yếu thì rất dễ gây ra các bệnh lý ở các mức độ khác nhau.

"Triệu chứng thường gặp là đau đầu, mỏi vai gáy, toàn thân ớn lạnh, chóng mặt, liệt nửa mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên", BS Ngõ cho hay. Bệnh nhân nếu bị viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng liệt méo miệng, nhất là làm mất thẩm mỹ. Khi bệnh để quá 2-3 năm thì sẽ trở thành tật cực khó chữa khỏi hoàn toàn.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) nhấn mạnh, dù tắm đêm vì bất cứ lý do gì thì hành động này cũng rất dễ khiến bạn bị đột quỵ. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi tắm đêm có thể là do đau thắt ngực, tai biến mạch máu não…

Chưa hết, tắm đêm còn khiến bạn dễ bị nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi, đặc biệt là những người đang bị suy giảm miễn dịch. Nguyên nhân là khi nhiệt độ nước tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể, bắt buộc cơ thể phải điều tiết hoặc là co mạch hoặc là giãn mạch để giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt. Khi bị co lại đột ngột thì khả năng bạn bị đột quỵ là điều chắc chắn sẽ xảy ra.


Tắm đêm còn khiến bạn dễ bị nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi, đặc biệt là những người đang bị suy giảm miễn dịch.

Tắm đêm còn khiến bạn dễ bị nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi, đặc biệt là những người đang bị suy giảm miễn dịch.

"Ngoài ra, khi tắm đêm hoặc để đầu vẫn còn ẩm ướt đi ngủ rất dễ bị mệt mỏi, đau nhức đầu. Lúc này mạch máu não có xu hướng giãn, có thể sẽ bị đau đầu mãn tính", vị lương y nhấn mạnh. Do đó, việc tắm đêm, gội đầu ban đêm có thể khiến bạn sinh bệnh, hoặc những người đang có bệnh trong người thì sẽ bị nặng hơn.

Giải pháp: Để tránh hiện tượng này, bạn nên tắm sớm hơn, thường là khoảng thời gian 6-8h tối. Và sau khi tắm xong, bạn cần nghỉ ngơi hoặc làm việc gì đó trong vòng 2 tiếng trước khi lên giường ngủ. Nếu quá nóng có thể thay đổi lại thiết kế vật liệu trần nhà, đóng kín cửa và bật điều hòa để làm mát.

Tắm quá lâu

Trời nắng nóng nên chúng ta thường có xu hướng tắm lâu hơn vì cảm giác thoải mái, dễ chịu mà nước tắm mát mẻ đem lại. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, tắm quá lâu có thể làm cho độ ẩm cần thiết trên da bị mất đi, khiến làn da của bạn có cảm giác khô và ngứa. Các chuyên gia cũng khẳng định, việc tắm quá lâu có thể khiến thân nhiệt giảm đột ngột. Việc giảm quá mức rất dễ khiến bạn bị cảm lạnh, ảnh hưởng đến các nội tạng, cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng hoạt động của mạch máu, huyết áp, từ đó dễ khiến bạn bị đột quỵ, hôn mê…

Giải pháp: Tắm không quá 15 phút mỗi lần tắm để tránh bị xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Theo Tiểu Nguyễn

Trí thức trẻ

Trở lên trên