MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dùng điều hòa theo 4 kiểu này tưởng tiết kiệm nhưng hóa đơn tiền điện vẫn tăng lên ngùn ngụt, thiết bị cực nhanh hỏng

23-06-2024 - 12:09 PM | Lifestyle

Dùng điều hòa theo 4 kiểu này tưởng tiết kiệm nhưng hóa đơn tiền điện vẫn tăng lên ngùn ngụt, thiết bị cực nhanh hỏng

Điều hòa là thiết bị "ngốn" điện bậc nhất trong nhà nên sử dụng điều hòa sai cách càng khiến hóa đơn tiền điện tăng cao trong mùa hè.

Chọn công suất điều hòa không phù hợp

Nhiều gia chủ vì muốn tiết kiệm tiền đầu tư mua điều hòa ban đầu nên chọn máy có công suất thấp hơn so với yêu cầu diện tích phòng. Điều này khiến giảm hiệu quả làm mát, hơi mát không đều khắp phòng và lâu mát hơn. Bên cạnh điều hòa phải liên tục hết công suất, dẫn đến nhanh nóng máy và hỏng thiết bị, giảm tuổi thọ điều hòa, cũng như làm tốn điện hơn.

Theo các chuyên gia, người dùng cần lưu ý công suất điều hòa phù hợp diện tích phòng ngay khi chọn mua máy. Ví dụ phòng dưới 15m2 nên chọn loại điều hòa 9.000 BTU, 15-20m2 chọn loại 12.000 BTU, điều hòa 18.000 BTU cho phòng 20-30m2 và loại 24.000m2 với phòng trên 30m2.

Ngược lại, chọn điều hòa công suất quá lớn so với diện tích cũng gây lãng phí điện, làm điều hòa hoạt động sai công suất thiết kế, giảm tuổi thọ thiết bị.

Dùng điều hòa theo 4 kiểu này tưởng tiết kiệm nhưng hóa đơn tiền điện vẫn tăng lên ngùn ngụt, thiết bị cực nhanh hỏng- Ảnh 1.

Mua điều hòa cũ

Điều hòa cũ có giá rẻ hơn so với mua mới, tuy nhiên thiết bị cũ thường hao tốn điện năng hơn so với thiết bị mới do động cơ yếu, cũ kỹ, không được trang bị công nghệ inverter.

Điều hòa cũ cũng dễ trục trặc, hỏng hóc hơn, tốn kém chi phí sửa chữa, thay thế linh phụ kiện theo thời gian. Bên cạnh đó, thiết bị làm mát cũ thường không trang bị công nghệ lọc không khí, có thể dẫn đến cảm giác ngộp thở, mệt mỏi khi sử dụng.

Bỏ qua việc vệ sinh, thay lưới lọc không khí

Dùng điều hòa theo 4 kiểu này tưởng tiết kiệm nhưng hóa đơn tiền điện vẫn tăng lên ngùn ngụt, thiết bị cực nhanh hỏng- Ảnh 2.


Một trong những sai lầm phổ biến khi sử dụng điều hòa là bỏ qua việc thay, vệ sinh lưới lọc không khí. Bộ lọc khi bị tắc sẽ hạn chế luồng không khí, khiến điều hòa phải hoạt động mạnh hơn, giảm hiệu quả làm mát mà tốn nhiều điện năng. Điều này còn gây hại cho sức khỏe, khiến phòng có mùi khó chịu.

Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên là chìa khóa đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị. Để điều hòa hoạt động hiệu quả, tiết kiệm điện, gia chủ nên kiểm tra và vệ sinh lưới lọc định kỳ và thay lưới lọc sau một thời gian dài sử dụng.

Không dùng thêm quạt

Nhiều người cho rằng bật thêm quạt khi đang sử dụng sẽ tốn thêm điện và không cần thiết vì chỉ cần dùng một thiết bị làm mát. Tuy nhiên bật thêm quạt công suất nhỏ trong phòng điều hoà có thể giúp quá trình lưu thông không khí được đẩy nhanh và đồng đều, mang lại cảm giác mát lạnh dễ chịu.

Thói quen này còn hạn chế điện năng tiêu thụ khi bạn không cần bật điều hoà ở nhiệt độ quá thấp, tránh các vấn đề sức khoẻ như khô da, ngạt mũi khi ở trong phòng điều hoà quá lâu. Việc sử dụng quạt còn hỗ trợ tăng độ bền cho điều hoà, giảm bớt gánh nặng và thời gian làm mát cho thiết bị điện này.

photo-1719117196231

2 mẹo để tiết kiệm điện khi dùng điều hòa

Dùng rèm cửa cách nhiệt

Rèm mỏng, sáng màu sẽ tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà nhưng lại không chống ánh sáng hiệu quả, khiến nhiệt độ trong phòng tăng cao, điều hòa phải hoạt động nhiều hơn để làm mát. Gia chủ có thể tham khảo các loại rèm có màu sắc trung tính, tráng nhựa có tác dụng ngăn nhiệt, chống nắng tốt hơn, giảm khí nóng từ đó giảm tải điện năng từ các thiết bị làm mát.

Khởi động điều hòa ở mức 23-24 độ sau đó tăng lên mức 26 độ

Nhiệt độ lý tưởng khi sử dụng điều hòa để làm mát mà vẫn tiết kiệm điện là 26-28 độ, không thấp dưới 25 độ. Mỗi khi giảm 5 độ C thì điều hòa sẽ tiêu tốn thêm khoảng 40% điện năng.

Người dùng nên duy trì nhiệt độ điều hòa ở mức chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài từ 6 – 8 độ. Nếu muốn phòng làm mát nhanh, bạn có thể khởi động điều hoà ở mức 23-24 độ, sau đó tăng dần lên mức 26 độ trở lên để không gây lãng phí điện mà vẫn mang lại cảm giác mát mẻ.

Kim Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên