Đừng mong vạn sự vẹn tròn, kẻ khôn ngoan luôn biết thức thời: Trước khi kiệt sức vì cầu toàn, hãy để tâm sức làm 3 điều sau
Cầu toàn là cạm bẫy "chết người" vô hình mà nhiều người đang mắc phải. Để tiến xa hơn, bạn cần giải phóng mình khỏi sự ràng buộc mang tên "hoàn hảo".
- 08-04-2021Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn từng yêu điên cuồng: Đi mọi chuyến bay mà vợ làm tiếp viên, vé có thể lấp đầy cả một căn phòng lớn
- 08-04-2021Làm hơn 100 giờ mỗi tuần nhưng tỷ phú Elon Musk vẫn đảm nhiệm thêm công việc mới: Rốt cuộc nên "một nghề cho chín" hay chọn cả "chín nghề"?
- 08-04-2021Sau những lời nói dối trong cuộc phỏng vấn bom tấn, Meghan Markle bẽ bàng nhận loạt tin không vui, có nguy cơ mất hết tất cả
Cuộc sống không có cái gọi là "hoàn hảo", chỉ có một tập hợp các sự đánh đổi tùy vào mục đích của mỗi người. Khi bạn cố gắng đạt đến sự hoàn hảo bằng cách làm nhiều việc hơn, đến một ngày bạn sẽ nhận ra đó là một quyết định sai lầm.
Theo đuổi sự hoàn hảo tạo ra một "con quái vật"
Khi bắt đầu một hành trình, tất cả mọi người đều hy vọng nó sẽ đưa đến những thành quả tốt đẹp. Nhưng trên hành trình đó, bạn gặp những lối rẽ và bắt đầu nảy ra những ý tưởng mới. Trong cùng một thời gian, khi đảm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ, chúng ta sẽ mắc vào một cái bẫy không thể thoát ra.
Với tư tưởng mọi thứ đều tốt, đều quan trọng như nhau, nhiều người bị sa đà vào những lĩnh vực quá rộng. Nhìn chung, khuynh hướng này hướng con người đến những tình huống gọi là "mua dây buộc mình". Khi đi đến những bước hoàn thiện, nhiều người mới nhận ra mình đã vướng vào một cái bẫy.
Điều đáng nói ở đây khi đó nếu muốn "sửa sai", chúng ta sẽ cần rất nhiều thời gian thậm chí là bắt đầu lại từ đầu. Có những người không nhận ra điều đó, họ mù quáng chạy theo tư tưởng hoàn hảo và cái kết là phải bỏ cuộc vì kiệt sức.
Có một điều tất cả chúng ta cần biết rằng hoàn hảo không phải điều dễ xảy ra, hay có thể nói nó gần như không tồn tại. Bởi vậy thay vì chạy theo những mục tiêu xa vời, hãy học 3 điều sau để cuộc sống vẹn tròn hơn.
1. Tư duy linh hoạt, hướng đến điều tốt hơn thay vì sự hoàn hảo
Khi bắt tay vào một ông việc mới hoặc giao cho nhân viên một hạng mục mới, trước hết hãy tính đến liệu phương pháp mới có tốt hơn và mang lại hiệu quả cao hơn hay không.
Để phát triển, chúng ta cần thay đổi. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi sự thay đổi đều mang lại kết quả tốt. Nếu bạn đang cố gắng đạt được thành công bằng cách quá cầu toàn, điều đó sẽ phản tác dụng. Thay vì tiến một bước dài, tốt hơn hết hãy tiến những bước nhỏ. Chỉ cần bạn của ngày hôm nay tốt hơn bạn của ngày hôm qua, sau một thời gian nhất định, khi nhìn lại bạn sẽ thấy mình đã có những bước tiến dài.
2. Tính toán khôn ngoan
Chúng ta không thể làm tất cả mọi thứ. Bạn càng cố gắng làm mọi thứ, thì bạn càng dễ đi vào những ngõ cụt. Khi đảm nhiệm quá nhiều vai trò, chúng ta sẽ không thể kiểm soát tất cả. Hoặc đôi khi có người còn bắt đầu đi lệch hướng so với dự tính ban đầu.
Thực tế trong một quy trình, một số nhiệm vụ muốn thực hiện phải đợi người khác hoàn thành nhiệm vụ của họ. Đây được gọi là thời gian chờ.
Nếu bạn không có thời gian nhàn rỗi và quy trình vận hành đều đặn, điều đó có nghĩa là hệ thống của bạn đang làm việc hiệu quả. Nhưng nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy bận rộn nhưng các hạng mục vẫn còn dở dang thì bạn cần nhìn nhận lại cách hoạt động của nhóm.
Khi nhìn vào cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp bất kỳ, chúng ta có thể tất có những phòng ban phụ trách từng mảng công việc riêng. Mỗi bộ phận sẽ có nhiệm vụ riêng của mình và hoạt động tập trung để xử lý các công việc liên quan đến lĩnh vực đó. Tuy nhiên họ vẫn kết nối với nhau, nhưng phải dựa trên những nguyên tắc phân chia và phối hợp nhất định.
Đối với mỗi cá nhân cũng vậy, chúng ta không thể ôm một lúc quá nhiều công việc và kỳ vọng khác nhau. Để phát triển sâu hơn, hãy tìm đến lĩnh vực sở trường của bản thân và phát triển các kỹ năng phục vụ cho lĩnh vực đó.
3. Chấp nhận đánh đổi
Khi chấp nhận rằng không thể đạt tới sự hoàn hảo, thì chúng ta sẽ học được cách đánh đổi.
Có một điều mọi người vẫn nhầm tưởng rằng bản thân có thể giải quyết mọi trường hợp có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới đa chiều, nơi mọi thứ đều đan xen và móc nối với nhau. Vì vậy sẽ có những trường hợp vượt ngoài khả năng của bản thân, và khi đó chúng ta buộc phải đưa ra những lựa chọn.
Sẽ không thể tránh được những sự cố phát sinh. Điều này gắn bó mật thiết với điều ở trên. Đứng trước những lựa chọn, chúng ta cần có sự tính toán cụ thể, đâu sẽ là phương án tốt nhất cho tương lai. Đừng vì quá cầu toàn mà đảm nhận quá nhiều công việc cùng một lúc, hãy nhớ rằng sức người có hạn!
Sự đánh đổi đó là điều cần thiết để tiến xa hơn, miễn là chúng ta nắm bắt được tình hình và hiểu bản thân mình cần gì. Sẽ không thể tránh khỏi những sai lầm, nhưng đó là những trải nghiệm cần thiết. Đồng thời đó là một sự đánh đổi, đánh đổi thất bại để nhận lấy những bài học cho sau này.
Cuộc sống là một chuỗi sự tính toán và đánh đổi. Trải qua những thất bại, những sai lầm giúp chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn. Nhưng hãy nhớ rằng không có quyết định nào hoàn hảo. Đôi khi chúng ta chỉ cần thừa nhận sự thiếu sót là một phần không thể thiếu. Chỉ khi như vậy, bạn mới có thể nhận ra những giá trị quý báu trong những điều tưởng chừng như "méo mó".
Theo đuổi sự hoàn hảo không phải con đường lý tưởng. Thay vì chạy theo những điều xa vời, tại sao không thay đổi cách nhìn của bạn?
Nguồn: Fast Company