MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng nghĩ cứ bắt chước việc dậy sớm từ 4h sáng thì bạn sẽ thành công như Tim Cook hay Jeff Bezos, quan trọng là bạn phải hiểu được điều này

26-12-2018 - 07:01 AM | Sống

Thức dậy và bắt đầu làm việc sớm hay muộn không hề quyết định việc bạn có thành công hay không. Vậy nên, đừng cố dập khuôn thói quen dậy sớm của các CEO nổi tiếng mà hãy tự tạo ra khung thời gian phù hợp với bản thân để luôn đạt được kết quả cao nhất trong công việc cũng như cuộc sống.

Có lẽ bạn từng nghe rằng CEO của Apple, Tim Cook bắt đầu một ngày mới của mình vào lúc 3:45; CEO Mary Barra của General Motors tới công ty lúc 6 giờ sáng hay Robert Iger, CEO của Disney dậy từ 4:30 sáng... Từ những thành tựu của họ, chúng ta có thể thấy rõ ràng, việc dậy sớm đối với họ rất có hiệu quả, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ai cũng có thể học theo.

Adam Grant từng nói: "Những người thành công nhất thế giới không quan tâm tới việc người khác thức dậy lúc nào. Họ dậy và làm việc theo một lịch trình phù hợp với bản thân họ". Những điều có hiệu quả với người khác chưa chắc sẽ phù hợp với bạn và thời gian bạn bắt đầu một ngày mới không ảnh hưởng gì tới mức độ thành công của bạn cả. Thành công phải dựa trên những gì bạn đạt được cũng như cách bạn hoàn thành những điều đó.

Những người dậy sớm

Người ta dậy sớm vì nhiều lý do nhưng phần lớn là do họ có thể tận dụng được vài giờ đồng hồ yên tĩnh buổi sớm, ít sự gián đoạn, ít email và ít những cuộc điện thoại để làm những điều mình thích. Việc bắt đầu làm việc sớm hơn người khác sẽ giúp họ chủ động và tự lên kế hoạch cho một ngày mới thay vì tuân theo một lịch trình đã được người khác lên sẵn.

Nhiều người khác dậy sớm để đảm bảo bản thân tập thể dục đều dặn bởi có nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ cần tập thể dục 20 phút ở cường độ vừa phải tâm trạng của bạn sẽ được tăng cường theo hướng tích cực và giữ ổn định trong suốt 12 giờ tiếp theo.

Tuy nhiên, cũng có khi họ thức dậy sớm chỉ bởi tờ The Wall Street Journal cho hay 4 giờ sáng chính là khoảng thời gian mà chúng ta có thể đạt được hiệu suất cao nhất trong ngày.

Những người dậy muộn hơn

Nếu chọn bắt đầu công việc vào lúc 9 giờ sáng, bạn vẫn có thể lập trình một ngày làm việc của bản thân theo cách hiệu quả nhất, chỉ cần bạn làm được một việc đơn giản là tạo ra một thói quen cho phép bạn làm mọi việc theo cách của riêng mình.

Bạn có thể tự nhốt mình trong phòng khoảng hai tiếng, làm việc ở nhà rồi mới tới công ty hay chuyển khung giờ yên tĩnh của mình vào buổi tối. Cũng có thể, bạn cố gắng "rèn" những người xung quanh không làm phiền bạn vào hai giờ đầu tiên trong ngày vì đó là khoảng thời gian của riêng bạn.

Đừng nghĩ cứ bắt chước việc dậy sớm từ 4h sáng thì bạn sẽ thành công như Tim Cook hay Jeff Bezos, quan trọng là bạn phải hiểu được điều này - Ảnh 1.

Những việc này nghe có vẻ bất khả thi nhưng đừng quên rằng mọi thứ bạn làm sẽ góp phần hình thành nên cách mà mọi người đối xử, cư xử với bạn hàng ngày. Bạn luôn để nhân viên làm gián đoạn cuộc họp hay những cuộc điện thoại bất cứ khi nào họ muốn... và những người khác tự nhiên cũng sẽ làm vậy. Bạn luôn ngừng những gì bạn đang làm mỗi khi người khác gọi và mọi người tự nhiên sẽ luôn mong đợi sự chú ý ngay lập tức của bạn. Bạn luôn trả lời email ngay tức thì và mọi người tự nhiên cũng sẽ chờ đợi sự phản hồi ngay của bạn.

Tựu chung lại, cách bạn hành động và phản ứng lại trong các sự việc sẽ khiến mọi người cư xử với bạn theo cách họ muốn, vì thế, hãy bắt đầu "tái đào tạo" họ để bạn có thể làm việc theo cách tốt nhất, phù hợp nhất đối với bản thân mình.

Những người thành công nhất

Những người thành công, họ hiểu rõ rằng thời điểm bạn bắt đầu hay ngừng công việc không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ bạn làm được những gì trong khoảng thời gian bạn làm việc. Điều này có nghĩa bạn phải đưa ra một quyết định có chủ đích về thời gian bạn thức dậy cũng như bắt đầu công việc của mình.

Đừng nghĩ cứ bắt chước việc dậy sớm từ 4h sáng thì bạn sẽ thành công như Tim Cook hay Jeff Bezos, quan trọng là bạn phải hiểu được điều này - Ảnh 2.

Đừng thức dậy vào một thời điểm nhất định nào đó chỉ vì Tim Cook cũng làm như vậy. Và cũng đừng bắt đầu công việc vào một thời điểm cụ thể nào đó chỉ vì Sallie Krawcheck - cựu lãnh đạo cấp cao của Bank of America- làm thế. Hãy tìm ra thời điểm phù hợp với bản thân bạn.

Thành công thực sự không hề liên quan tới thời gian bạn bắt đầu hay kết thúc, mà là những gì bạn đạt được. Vậy nên hãy tỉnh táo và đưa ra một quyết định thật sáng suốt, thông minh và logic dựa trên những yếu tố có thể giúp bạn giành được thành công to lớn nhất thay vì một quyết định sao chép rập khuôn của người khác.

Đinh Kim

Business Insider

Trở lên trên