MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng nghĩ rằng trẻ hiếu động thì không hợp với thiền, chỉ cần 20 phút rèn luyện mỗi ngày, con khỏe mạnh và nâng cao kỹ năng học tập, xã hội

22-09-2018 - 12:02 PM | Sống

Thiền định cho trẻ thường được chia thành hai nhóm tuổi từ 6 - 8 và từ 9 - 12. Có người cho rằng, trẻ em hiếu động không thích hợp với thiền. Nhưng không phải vậy, trẻ sẽ tỏ ra hứng thú sau khi được hướng dẫn bài tập phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh về lợi ích của thiền định trong cuộc sống hàng ngày. Thiền định không chỉ là bài tập rèn luyện tinh thần cho người lớn mà còn hữu ích với trẻ nhỏ; giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng, phát triển các kỹ năng học tập và xã hội. Những bài tập thiền định đơn giản dành cho trẻ cũng dần trở nên phổ biến hơn khi có nhiều bậc cha mẹ muốn con cái được hưởng lợi ích từ thiền định.

Thiền định cho trẻ thường được chia thành hai nhóm tuổi từ 6 - 8 và từ 9 - 12. Có người cho rằng, trẻ em hiếu động không thích hợp với thiền. Nhưng không phải vậy, trẻ sẽ tỏ ra hứng thú sau khi được hướng dẫn bài tập phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Điều đầu tiên, trẻ được hướng dẫn để thư giãn cơ thể và tâm trí. Sau đó, định hướng trẻ về mặt nhận thức, ý thức và quan điểm. Trẻ được học cách quan sát suy nghĩ và cảm xúc để hiểu rõ hơn về bản thân và những người chúng được tiếp xúc.

Có rất nhiều biến thể về thiền định như chánh niệm, trực quan hóa, thiền siêu việt... Tất cả các hình thức này đều đem đến những lợi ích đặc biệt. Hướng dẫn thiền định cho trẻ em còn được coi là cách giáo dục tốt bởi vì nó giúp trẻ hình thành tư duy và định hướng suy nghĩ tốt hơn.

Những lợi ích của thiền định với trẻ em

Có rất nhiều lợi ích mà thiền định mang lại, nhưng quan trọng nhất là thiền giúp con người giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Tỉ lệ trẻ mắc chứng trầm cảm vì áp lực trong học tập và cuộc sống đang ngày càng gia tăng. Những nỗi sợ hãi, chẳng hạn như không được chấp nhận, không có bạn bè và thành tích học tập kém, có thể gây rắc rối cho trẻ. Vì vậy, bậc cha mẹ cần đảm bảo trẻ có tinh thần lạc quan, ổn định để chống lại căng thẳng và áp lực. Nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, thiền định kích thích cảm xúc tích cực của trẻ nhỏ, cải thiện tâm trạng, khả năng miễn dịch, sức khỏe tim mạch và não bộ.

Tăng khả năng học tập

Thiền giúp trẻ phát triển những kỹ năng học tập? Câu trả lời đơn giản nằm ở sự tập trung. Do tác động của nhiều yếu tố môi trường bên ngoài và bản tính hiếu kì, trẻ rất khó duy trì được sự tập trung trong quá trình học tập hoặc khi làm bất kể công việc gì. Thiền định là một trong những phương pháp giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung tốt nhất, không bị phân tâm bởi những tác động phiền nhiễu bên ngoài, đồng nghĩa gia tăng khả năng tiếp thu và học tập.

Vượt qua nỗi sợ hãi

Sự ổn định về cảm xúc là điều cần thiết cho sự tăng trưởng lành mạnh của trẻ. Thiền căn bản cho phép trẻ trở lại nhịp điệu tự nhiên của cuộc sống và giúp chúng đối phó với cảm xúc lo lắng, thất vọng, sợ hãi... Thiền giúp cân bằng toàn bộ hệ thống trong cơ thể, giúp tâm trí được thư giãn và nghỉ ngơi để trẻ không bị áp đảo bởi những cảm xúc mạnh mẽ.

Nâng cao kỹ năng xã hội

Bằng cách nhìn nhận rõ suy nghĩ và cảm xúc của bản thân khi thiền định, trẻ cũng có thể dễ dàng xử lý thông tin khi tiếp xúc với những người khác. Hơn nữa, thiền còn giáo dục trẻ về bản chất yêu thương, lòng tốt và lòng biết hơn. Những đức tính giúp cải thiện mối quan hệ xã hội của trẻ.

Cuối cùng, việc giáo dục trẻ em dưới hình thức thiền định còn là cách cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Tính cách và nhận thức của một đứa trẻ thông thường bị ảnh hưởng bởi môi trường sống và sự giáo dục của gia đình.

Đừng nghĩ rằng trẻ hiếu động thì không hợp với thiền, chỉ cần 20 phút rèn luyện mỗi ngày, con khỏe mạnh và nâng cao kỹ năng học tập, xã hội - Ảnh 1.

Thiền định là phương pháp rèn luyện tâm trí vô cùng hữu hiệu và tốt cho việc kiểm soát cảm xúc, ham muốn cũng như phát triển trí tuệ cho trẻ. Tập cho trẻ hình thành thói quen thiền định 20 phút mỗi ngày sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng học tập và các kỹ năng xã hội.

Hướng dẫn thiền định cho trẻ

Bước 1: Tự mình làm trước

Bạn đã từng học tiếng Tây Ban Nha từ một người không nói tiếng Tây Ban Nha chưa? Đó là điều không thể! Cũng tương tự đối với thiền định cho trẻ em. Muốn dạy cho con cách thiền, trước tiên bạn sẽ phải tự mình làm điều đó. Chọn hình thức thiền đơn giản và phù hợp trẻ trẻ. Có thể thực hiện theo hướng dẫn trên YouTube hoặc bất kỳ nền tảng nào.

Thay vì ép buộc trẻ ngồi thiền cùng, cha mẹ nên ngồi thiền trong thời điểm có sự hiện diện của trẻ. Điều này sẽ kích thích sự tò mò của trẻ, tìm hiểu xem bạn đang làm gì. Hãy giải thích theo cách đơn giản và khích lệ trẻ cùng làm theo.

Bước 2: Thực hiện cùng nhau

Biến mỗi buổi ngồi thiền trở thành một trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho trẻ trong khi vẫn giữ được tinh túy thiền định. Khi con trẻ đã có tiến bộ, bạn có thể cải thiện bài thiền ở mức độ cao hơn.

Bước 4: Để con thể hiện bản thân

Bạn sẽ tự khám phá được những cảm xúc và suy nghĩ bên trong tâm trí thông qua thiền định. Con trẻ cũng sẽ trải nghiệm được những này và muốn thể hiện nó. Hãy hỏi và trò chuyện với con sau khi thiền định về những gì chúng cảm nhận được.

Bước 5: Xây dựng thói quen thiền định

Khi bạn thực hiện thiền định thường xuyên; bạn sẽ xây dựng một thói quen có lợi cho bản thân và con mình. Hãy thưởng cho con sau mỗi lần thiền định và biến nó thành một trải nghiệm thú vị thay vì sự ép buộc.

Một lần nữa, không nên ép buộc nếu con bạn thật sự không muốn thiền định mà hãy giáo dục chính mình trước khi huấn luyện cho con. Đọc sách hoặc bài viết về thiền định cho trẻ em và cố gắng giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái mỗi khi thực hành thiền.

Bước 6: Các phương pháp tập thiền

Thiền áp dụng cho trẻ em sẽ khác với người lớn. Vì thế, cha mẹ nên cẩn trọng để hướng dẫn trẻ thực hành hiệu quả nhất. Tập cho trẻ ý thức về thiền định bằng cách học hít vào thở ra hoặc tập thở đan điền. Hoặc đơn giản cha mẹ có thể tập cho trẻ cách tập trung nhìn ngắm một vật nào đó như cành hoa, chậu cây..., tập đi thong dong trong chánh niệm. Mỗi ngày 20 phút, trẻ sẽ dần hình thành thói quen thiền trong cuộc sống.

Nguyễn Linh

Lifehack

Trở lên trên