Đừng nhìn tỷ phú “bỏ Harvard” mà lầm tưởng, đây là những thứ tuyệt vời mà cánh cửa đại học mang lại cho mỗi người
Đừng nhìn Bill Gates bỏ Harvard, Mark Zuckerberg không tốt nghiệp mà phạm sai lầm sau: Coi thường những nguồn lực to lớn có thể trở thành chìa khóa thành công từ ngưỡng cửa đại học.
- 14-06-2019Lương 9 triệu/tháng, cặp vợ chồng tiết kiệm được tiền tỷ mua nhà nhờ khôn ngoan tránh thoát 2 sai lầm tài chính chết người sau
- 13-06-2019Tại sao người giàu lại hay "keo kiệt"? Đừng chê trách nếu bạn còn dùng tư duy nghèo nàn này để đánh giá người khác
- 09-06-2019Thói quen là "phong thủy" tốt nhất của sự nghiệp, có thể trở nên giàu có hay không, đọc vị 3 thói quen này là biết
Khi mùa hè bắt đầu, các kỳ thi tuyển sinh dần trở thành đề tài nóng mà ai cũng quan tâm, thu hút nhiều sự chú ý. Có những sĩ tử đang nóng lòng chờ đợi kết quả để trở thành một tân sinh viên trong trường đại học hoặc cao đẳng nào đó. Thời kỳ sinh viên được cho rằng tràn đầy sức sống mãnh liệt và những khoảnh khắc vui tươi, đó cũng là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, giúp chúng ta thay đổi rất nhiều, nhưng cũng có thể thu hoạch được rất nhiều điều bổ ích...
Tuy nhiên, cũng có không ít người từ bỏ cánh cửa học tiếp để tự lực mưu sinh, bước vào xã hội ngay tức khắc. Do ảnh hưởng từ tấm gương của nhiều nhà tỷ phú, triệu phú thành công dù không cần nhiều bằng cấp và chứng chỉ, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng: "Học đại học để làm gì?" hoặc thậm chí là "Bằng đại học bây giờ không còn quan trọng nữa".
Những suy nghĩ đó chỉ xuất phát từ một sự lầm tưởng mà đại đa số người đang có chung. Thực chất, suy nghĩ ấy có thể đúng với người này, nhưng chưa chắc đã đúng với người khác. Đại học có thể coi là một chuyến tàu định mệnh sẽ thay đổi toàn bộ hành trình của mỗi chúng ta. Mỗi chuyến xe, mỗi toa tàu đều có thể ẩn chứa những chìa khóa quan trọng để dẫn tới thành công, từ đó ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.
Chìa khóa thứ 1: Thay đổi cơ cấu bạn bè và những mối quan hệ xung quanh
Cơ cấu bạn bè và vòng tròn xã giao ban đầu của chúng ta thường bắt đầu mở rộng ngay từ khi đủ nhận thức, bước chân vào cuộc sống. Nhưng nó sẽ thay đổi nhiều nhất khi bạn bắt đầu trở thành một sinh viên đại học, tiếp xúc với những người cùng thuộc một lĩnh vực, một chuyên ngành, những người có thể trở thành đồng nghiệp, cấp trên, lãnh đạo trực tiếp hoặc người thầy dìu dắt mình trong sự nghiệp sau này.
Nếu biết tận dụng, các mối quan hệ được tích lũy tại đại học có thể thay đổi cả cơ cấu bạn bè của chúng ta. Họ đều có tiềm năng lớn trở thành một phần tử tinh anh, là trụ cột để xây dựng và phát triển của kinh tế đất nước. Chính các mối quan hệ này sẽ dần biến thành nguồn nhân lực quan trọng có trình độ cao, vừa đủ khả năng giúp đỡ bạn khi cần thiết, vừa có thể sát cánh bên bạn tạo ra những thành tựu quan trọng.
Chìa khóa thứ 2: Thay đổi mô hình và cách thức tư duy
Mô hình tư duy cũng chịu ảnh hưởng từ trình độ hiểu biết của mỗi người. Một số người đã tiến bộ trên con đường ngày càng xuất sắc do có được tài nguyên giáo dục chất lượng cao, từ đó nâng cao mô hình tư duy của mình. Mức độ giáo dục và kiến thức mà một người nhận được có thể quyết định chiều sâu của suy nghĩ.
Học vấn sẽ như một lớp hành trang xuất sắc, giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn trước khi đối đầu với thực trạng xã hội tàn khốc. Đây là quá trình cực kỳ cần thiết để rèn luyện cho kỹ năng trở nên thông thạo, có thời gian tìm ra và bồi dưỡng thế mạnh cũng đặc điểm riêng của mình, giúp bản thân vận dụng nó để hấp thu kiến thức dễ dàng hơn.
Chìa khóa thứ 3: Khả năng tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên xã hội
Đôi khi, các nguồn lực xã hội cũng bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn. Ví dụ như, một người có thành tích đứng hạng nhất toàn khoa sẽ được trường phát học bổng, được thầy cô ưu ái hơn một người có học lực trung bình, hoặc sinh viên nào đó đứng nhất bộ môn sẽ được người giảng dạy bộ môn đó yêu thích, nhận làm học trò, đưa anh ta tham dự những phiên làm việc trực tiếp, được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, quen biết nhiều nhân vật gạo cội trong giới... Đó chính là cách các nguồn lực xã hội bị phân bổ bất đồng với từng người do con đường tiếp cận khác nhau. Mà tiếp cận được ít nguồn lực, bản thân chúng ta cũng sẽ nhận sự hạn chế trong con đường phát triển hiện tại và sau này.
Có thể thấy rằng, trong xã hội hiện nay, bằng cấp thấp không phải bước cản quá nghiêm trọng để chúng ta làm giàu nhưng trình độ học vấn và các chìa khóa quan trọng như kỹ năng, nguồn nhân lực vật lực đến từ tri thức cũng có thể đem nâng đỡ và trợ giúp chúng ta rất nhiều. Vì thế, giáo dục luôn chiếm một vai trò quan trọng không thể bỏ qua và ai ai cũng cần tìm cách để cải thiện trình độ học thuật của mình. Vì chúng ta thường nói "Có còn hơn không", trình độ học vấn và sự thay đổi tương lai do chính tay bạn quyết định.