MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dùng tiền lãi chậm nộp đóng bù nợ BHXH cho người lao động?

Đề xuất người lao động có thể đóng bù khoản doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH để được hưởng chế độ hưu trí đã được rút khỏi dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).

Mới đây, Chính phủ đề xuất được quyết định người thụ hưởng, điều kiện, mức hưởng hưu trí, tử tuất, thủ tục giải quyết cho lao động trong doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn, không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trước ngày 1-7-2024.

Giải trình đề xuất này, Chính phủ cho rằng đây là vấn đề phức tạp, cơ chế xử lý cần được đánh giá tác động cũng như rà soát, cập nhật số liệu thời gian và số tiền lao động bị chậm, trốn đóng. Quy định mới nhằm giải quyết quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn tồn tích từ trước cho đến ngày dự án Luật BHXH được thông qua.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo tính khả thi, tránh gây tác dụng ngược tạo tiền lệ xấu cho doanh nghiệp cố tình trốn đóng BHXH, Chính phủ đề nghị chỉ quy định nguyên tắc trong luật sửa đổi và giao Chính phủ tự quyết định. Nguồn kinh phí chi trả từ tiền lãi mà người sử dụng lao động phải nộp khi vi phạm chậm, trốn đóng BHXH.

Dùng tiền lãi chậm nộp đóng bù nợ BHXH cho người lao động?- Ảnh 1.

Người lao động càng thiệt thòi khi phải đóng cả phần nợ BHXH của doanh nghiệp

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 10-2023, tổng số tiền chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN trên cả nước là khoảng 14.650 tỉ đồng. Trong đó, số tiền chậm đóng tại các đơn vị không có khả năng thu hồi là 4.164 tỉ đồng, khiến quyền lợi của hơn 206.000 lao động bị "treo".

Để giải quyết quyền lợi cho đối tượng này, trước đó, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã đề xuất trường hợp người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH tạm ngừng kinh doanh; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cưỡng chế về quản lý thuế; đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập; đang làm thủ tục phá sản; đã phá sản; không có người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật thì khi có yêu cầu của người lao động, cơ quan BHXH xác nhận tạm thời thời gian đã đóng BHXH.

Khi người sử dụng lao động nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng, cơ quan BHXH sẽ xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH và hoàn trả số tiền người lao động đã đóng. Căn cứ thời gian đóng BHXH được xác nhận, người đủ điều kiện sẽ được giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất.

Trường hợp tính cả thời gian bị nợ mới đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp tuất thì người lao động được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng chế độ (hưu trí, tử tuất, BHXH một lần). 

Tuy nhiên, đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều vì cho rằng đẩy thêm thiệt thòi cho người lao động, bắt họ chịu hậu quả của lỗi không do mình gây ra.

Theo Hương Huyền

Báo Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên