MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dùng tiền lương cả tháng chỉ để gọi 1 cuộc điện thoại, nhiều năm sau, cậu thiếu niên nghèo lãnh đạo cả 1 ngân hàng nổi tiếng

08-03-2020 - 01:06 AM | Sống

Những gì cậu thiếu niên muốn biết thông qua một cuộc gọi đã cho thấy, cậu là người sẽ làm nên việc lớn.

Mỗi người đều mong muốn bản thân có một sự nghiệp phát triển vững vàng, nhưng trong quá trình phấn đấu, không nhiều người tự đặt yêu cầu đối với bản thân mà phần lớn chúng ta vẫn thường hay trách hoàn cảnh, trách số phận, trách người khác không nhiệt tình... rồi quay sang ngưỡng mộ người khác có mà mình thì không.

Thực ra, những thứ mà người khác có được thường là phải trải qua một sự nỗ lực vô cùng lớn, người ngoài khó có thể cảm nhận hết mới có được.

Chúng ta thường nhìn thấy rất rõ thành công của người khác nhưng lại ít khi để ý rằng, họ đã phải hi sinh biết bao nhiêu, phải tốn biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt.

Câu chuyện thực tế sau đây cho chúng ta thấy điều đó.

Có một thiếu niên nọ gia đình rất nghèo khó, để mưu sinh, cậu đến một trang trại làm thuê. Phải nói rằng thiếu niên này đã vô cùng cố gắng, làm bạt mạng như thể đang lo lắng nếu mình làm không tốt sẽ bị đuổi việc vậy.

 Dùng tiền lương cả tháng chỉ để gọi 1 cuộc điện thoại, nhiều năm sau, cậu thiếu niên nghèo lãnh đạo cả 1 ngân hàng nổi tiếng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Chủ trang trại là một thân sĩ (người có tầm ảnh hưởng trong xã hội). Ông đối đãi với công nhân rất tốt. Một hôm, đột nhiên ông nhận được một cuộc điện thoại, đầu dây bên kia truyền lại giọng một người trung niên: "Tiên sinh, ông có cần công nhân không?"

Chủ trang trại lắc đầu, giọng khẽ khàng: "Xin lỗi, tôi có công nhân rồi nên không cần nữa."

"Tôi có thể làm việc chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, tiền lương của tôi có thể giảm một nửa cũng được." – giọng nói vội vã từ đầu dây bên kia vọng lại.

"Không, công nhân của tôi làm việc rất chăm chỉ, tôi thực sự không cần người nữa." – Chủ trang trại đáp lại một cách lịch sự.

"Tôi đảm bảo sẽ không nghỉ ngơi dù chỉ một phút, tất cả các góc cạnh trong nhà tôi cũng sẽ đảm bảo luôn sạch như ly như lau." – Người bên kia lại nói.

Chủ trang trại đáp: "Công nhân trong nhà tôi cũng làm việc như vậy, tỉ mỉ cẩn thận giống như anh vậy."

Người kia không biết làm sao nữa, đành gác máy.

Chủ trang trại không biết rằng, người sắp xếp cuộc gọi kia chính là chàng trai trẻ đang làm thuê trong trang trại. Ngày hôm đó, cậu nhận lương vừa được trả, chạy đến thị trấn tìm chú của mình, lấy toàn bộ tiền lương chi trả cho tiền cước điện thoại, sau đó bảo chú mình gọi điện.

Người chú không hiêu tại sao cháu mình làm vậy, liền hỏi: "Cháu trai, cháu làm việc ở đó rồi, tại sao lại hỏi người ta có cần công nhân không?"

Cậu thiếu niên cười, trả lời chú: "Chú ạ, cháu làm việc ở đó, cháu cần phải có trách nhiệm với họ. Cháu chỉ muốn biết trong lòng họ, cháu làm việc như thế nào, có được đánh giá cao không thôi."

Người chú bất giác nhìn cháu và nhận thấy sau này, nó nhất định sẽ có tiền tiền đồ, liền ngồi xuống nói với cháu mình: "Cháu trai, sau này bất luận là cháu làm gì, đều phải nhớ rõ câu nói này của cháu, thường xuyên hỏi khách hàng cháu làm thế nào…"

 Dùng tiền lương cả tháng chỉ để gọi 1 cuộc điện thoại, nhiều năm sau, cậu thiếu niên nghèo lãnh đạo cả 1 ngân hàng nổi tiếng - Ảnh 2.

Cậu thiếu niên về sau theo chú mình làm ăn, việc kinh doanh ngày một tốt. Cuối cùng, cậu tách ra tự làm riêng. Cậu vào làm cho một công ty ở New York, bắt đầu công việc của mình từ con số không và dần dần vươn lên là một nhân vật xuất chúng.

Người đàn ông đó  là Frank Vanderlip. Về sau, ông là tổng giám đốc, lãnh đạo ngân hàng Citibank 10 năm.

Trong 10 năm này, chiến lược của ông chính là phát triển các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước và phần lớn thời gian mỗi ngày của ông đều dành vào việc đi khắp nơi, làm nghiên cứu chỉ để lấy ý kiến của khách hàng đối với ngân hàng, sau đó đối chiếu, sửa đổi.

Citibank dưới sự dẫn dắt của ông đã hiện thực hóa được sự phát triển vượt bậc, trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, Citibank trở thành ngân hàng đứng đầu nước Mỹ với tổng tài sản lên đến hàng trăm triệu usd.

Theo Nguyễn Nhung

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên