MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng tùy tiện ăn rau muống theo 3 cách này vì có thể gây ngộ độc, cơ thể mệt mỏi và khiến bệnh tật trở nên trầm trọng hơn

09-06-2020 - 10:52 AM | Sống

Rau muống dù dân dã, rẻ tiền nhưng cũng có những "nguyên tắc ăn" riêng, gia đình bạn nên ghi nhớ những điều lưu ý dưới đây để không biến loại rau ngon bổ này thành "thuốc độc" trên mâm cơm.

Rau muống là loại rau "quốc dân" của mọi nhà, đặc biệt được ưa chuộng vào mùa hè vì dễ ăn và dễ chế biến. Trong những ngày thời tiết oi ả, bức bối như hôm nay, mâm cơm chỉ cần có một đĩa rau muống luộc, vài bìa đậu phụ, bát cà muối xôi... chấm với bát nước mắm cay sè lưỡi là vừa đủ để có một bữa cơm ngon lành, thanh mát.

Đừng tùy tiện ăn rau muống theo 3 cách này vì có thể gây ngộ độc, cơ thể mệt mỏi và khiến bệnh tật trở nên trầm trọng hơn - Ảnh 1.

Trong loại rau quen thuộc này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A... Đây đều là những axit amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Ngoài ra, rau muống còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa rôm sảy, mụn nhọt, kích thích tiêu hóa…

1. Không tùy tiện ăn rau muống khi đang mắc bệnh

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế để tránh các tác dụng phụ, những người đang mắc bệnh dưới đây không nên động vào rau muống, dù là món luộc hay xào.

Đừng tùy tiện ăn rau muống theo 3 cách này vì có thể gây ngộ độc, cơ thể mệt mỏi và khiến bệnh tật trở nên trầm trọng hơn - Ảnh 2.

- Người bị viêm khớp: Không nên ăn rau muống bởi nó có thể khiến cho chỗ đau càng thêm khó chịu, bức bối.

- Người bị bệnh gút: Rau muống chứa hàm lượng đạm rất cao nên không phải là món ăn lý tưởng cho những người bị bệnh gút bởi nhóm đối tượng này cần phải tránh ăn loại thực phẩm có chứa lượng đạm cao.

- Người bị sỏi thận: Rau muống có chứa hàm lượng oxalate cao, chất này được hấp thụ vào cơ thể sẽ kết tủa ở thận, tạo sỏi.

- Người đang uống thuốc Đông y: Ăn rau muống có thể gây giã thuốc, làm mất hết tác dụng quý báu của thuốc.

2. Không ăn rau muống khi chưa rửa kỹ, tuyệt đối không ăn sống, ăn tái

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết, rau muống thường được trồng trong những khu vực ao hồ nên có nguy cơ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Bạn cần phải rửa kỹ rau trước khi luộc, xào nếu không sẽ xảy ra nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể mệt mỏi, suy giảm miễn dịch.

Nghiêm trọng hơn, nếu bạn ăn rau muống sống hoặc tái thì vẫn có nguy cơ giun sán làm tổ trong người. Bên cạnh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, rau muống cũng thường bị phun thuốc kích thích để rau nhanh cho thu hoạch, nếu sử dụng loại rau này để ăn sống người ăn cũng dễ dàng bị ngộ độc, ốm yếu.

3. Ăn rau muống khi đang có vết thương hở

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), khi đang có vết thương hở thì mọi người không nên ăn rau muống vì sẽ dễ hình thành sẹo xấu sau khi vết thương lành hẳn. Lý do là bởi rau muống làm kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi, khiến làn da rất mất thẩm mỹ. Chưa kể, ăn rau muống còn khiến tình trạng da non mọc lên gây ngứa nhiều hơn bình thường.

Đừng tùy tiện ăn rau muống theo 3 cách này vì có thể gây ngộ độc, cơ thể mệt mỏi và khiến bệnh tật trở nên trầm trọng hơn - Ảnh 3.

Ăn rau muống thế nào cho đúng?

Bàn về cách ăn rau muống đúng nhất để đảm bảo sức khỏe, lương y Bùi Đắc Sáng cho biết:

- Khi ăn rau muống, bạn cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch rau và ngâm nước muối loãng.

- Nên tránh ăn rau muống tươi sống hoặc chưa được chế biến chín hẳn kẻo có thể mắc các bệnh đường ruột như: sán lá gan, đầy bụng, khó tiêu, dị ứng…

- Khi ăn rau muống, nên chọn những cây rau có cọng nhỏ vì sẽ giòn, ngon hơn những cây rau muống cọng to.

Theo Đỗ Đỗ

Nhịp sống Việt

Trở lên trên