Đừng uống thuốc ngay nếu mắc 5 chứng bệnh này, vì nó đang giúp cơ thể đào thải chất độc
Khi có 5 chứng bệnh sau đây xảy ra có thể là do cơ chế thải độc tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bạn đừng uống thuốc để ngừng hoạt động đó, có thể cản trở quá trình đào thải chất độc.
- 13-01-2018Bác sĩ bệnh viên Bạch Mai "mổ xẻ" trào lưu detox đang tràn lan: Thải độc cơ thể hay sự đánh tráo khái niệm?
- 08-01-2018Sự thật về tin đồn "gan phải thải độc 32 ngày sau khi ăn mì tôm"
Theo lý thuyết y dược của hệ thống Thiếu Lâm Tự (TQ), trong cơ thể người có một số "lỗ thủng" để giúp cơ thể đào thải các độc tố qua những lần sinh bệnh. Đây là kết quả của quá trình cơ thể đấu tranh với bệnh tật mà thành, do đó mỗi lần có bệnh không nhất thiết phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ để điều trị.
Theo lý thuyết đó, nếu chỉ mắc bệnh thông thường không nguy hiểm mà dùng thuốc ho ặc can thiệp y tế quá sớm, sẽ làm cho hệ miễn dịch của cơ thể rơi vào trạng thái ngủ, làm cho cơ thể tự thân trở nên lười biếng, lâu dần sẽ khiến cho khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể giảm xuống.
Nếu mắc 5 căn bệnh này, có thể là một điều tốt
1. Ho
Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của hệ hô hấp, là một biện pháp bảo vệ cho cơ thể con người, là điều có lợi cho cơ thể.
Khi niêm mạc đường hô hấp có dị vật, viêm, các yếu tố dị ứng hoặc chất thải hoặc các yếu tố kích thích khác sẽ gây phản xạ ho, giúp loại bỏ các vật lạ hoặc cặn bã, bụi bẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp, loại bỏ yếu tố khó chịu ở đường hô hấp.
Trong trường hợp này, nếu bạn ngay lập tức sử dụng một loại thuốc ho để ngăn chặn cơn ho, sẽ làm tăng triệu chứng viêm hoặc chất bẩn đang bị mắc kẹt trong đường hô hấp, không có lợi cho việc loại bỏ chứng viêm.
Khi bị ho, bạn nên giữ ấm cơ thể, uống thêm nhiều nước ấm, đồng thời tránh thức ăn nhiều gia vị như tiêu, hành tây và các thực phẩm dễ gây ra triệu chứng kích thích đường hô hấp.
Nếu ho thường xuyên kèm theo sốt , đau ngực, giảm cân và các triệu chứng khác, nên đi khám hoặc tư vấn bác sĩ ngay.
2. Nôn
Nôn cũng là việc giúp cơ thể loại bỏ những chất độc hại ra ngoài, hạn chế hấp thụ vào trong, là một phản xạ phòng thủ của cơ thể.
Ngay tại thời điểm đó, nếu sử dụng các loại thuốc chống nôn, sẽ làm cho các chất độc hại bị giữ lại trong cơ thể, gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Nếu chỉ là triệu chứng nôn mửa thông thường, cần bổ sung nước để tránh thiếu nước và rối loạn điện giải.
Nếu đi kèm với khó chịu về đường tiêu hóa, bạn nên xoa bóp dạ dày và bụng kết hợp với uống đủ nước. Đừng vội vàng ăn ngay sau khi nôn, có thể nên vận động nhẹ nhàng, để cho cơ thể thư giãn thoải mái rồi mới tiếp tục ăn bổ sung.
Nếu ói mửa tái phát hoặc kèm theo đau bụng, sốt và các triệu chứng khác, thì nên đi khám hoặc tư vấn ý kiến bác sĩ.
3. Tiêu chảy
Khi bạn bị tiêu chảy kèm theo phân có mùi hôi thối khó chịu, đây thường là do cơ thể đang đào thải chất độc hại từ thực phẩm hoặc các yếu tố liên quan khác.
Khi vừa mới bắt đầu bị tiêu chảy, cố gắng không nên uống thuốc hay điều trị khẩn cấp ví dụ như uống thuốc ngừng tiêu chảy, đừng cho rằng tiêu chảy cũng như bệnh viêm, cần phải uống thuốc tiêu viêm.
Khi đau nặng thì có thể uống thuốc giảm đau, khi ngừng đau thì ngừng uống thuốc. Nên uống thêm nước để bù cho phần nước bị mất đi. Khi bị tiêu chảy cũng nên ăn ít, chờ đến khi hết tiêu chảy có thể ăn trở lại.
Ngoài ra, có thể dùng một số giải pháp như uống nước ấm để giúp cho đường ruột đào thải chất độc nhanh chóng.
Nếu bị tiêu chảy nghiêm trọng, đi ngoài không kiểm soát, số lượng mỗi lần đi ngoài ít, đau co thắt hậu môn, có máu trong phân, hoặc kèm theo đau bụng, sốt, ói mửa và các triệu chứng khác thì nên đi khám hoặc được chăm sóc y tế ngay lập tức.
4. Chảy máu cam (mũi)
Chúng ta có thể nghĩ rằng chảy máu cam là một cách tự hạ hoả của cơ thể. Khi chúng ta uống ít nước, ăn nhiều gia vị cay nóng quá nhiều, kết hợp với môi trường khô hanh, cơ thể sẽ bị bốc hoả, từ đó sẽ "hạ hoả" ở nơi có niêm mạc mỏng manh yếu đuối nhất chính là mũi.
Vì vậy, chẳng may bị chảy máu cam thì cũng không nên quá lo lắng, chỉ trong một thời gian ngắn việc chảy máu mũi sẽ hết.
Tuy nhiên, nếu chảy máu cam trong một khoảng thời gian sau đó vẫn không dừng lại, thì bạn nên kiểm tra càng sớm càng tốt. Nên vươn người ra phía trước cho máu cam chảy tự nhiên, dùng giấy lau nhẹ vết máu.
Nếu máu ra quá nhiều, có thể lập tức nhờ đến sự can thiệp y tế, đây có thể là mạch máu bị xơ cứng, huyết áp quá cao hoặc các chứng bệnh liên quan khác.
5. Sốt
Một khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 37 độ C được xem là sốt.
Các nghiên cứu y học đã chứng minh rằng, khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch thường tăng giảm theo nhiệt độ cơ thể, đồng thời khi nhiệt độ cao cũng làm cho nồng độ ion sắt trong máu bị giảm, dẫn đến không đủ cung cấp của các ion sắt để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, không ức chế sự phát triển của mầm bệnh.
Đây chính là chức năng chính của hệ miễn dịch trước khi phải can thiệp bằng thuốc từ bên ngoài.
Vì vậy, nếu khi vừa bắt đầu sốt mà dùng thuốc hạ sốt, lại có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Khi nhiệt độ không vượt quá 38 độ C, tinh thần bình thường, không ảnh hưởng tới sự thèm ăn thì có thể áp dụng giải pháp chườm lạnh lên trán để giảm bớt sự khó chịu, uống nhiều nước, bổ sung đủ lượng vitamin và khoáng chất, có thể ăn một số thực phẩm giàu dinh dưỡng và thanh đạm.
Nếu nhiệt độ cao hơn 38,5 độ C, hoặc sốt dai dẳng, hoặc đi kèm với phát ban, nhức đầu dữ dội, đau khớp, có triệu chứng co thắt, thì nên đi khám ngay.
*Theo Health/Sina
Trí thức trẻ