MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Được cụ già trên tàu nhờ chỉnh điện thoại, nam sinh tái mặt trước đoạn tin nhắn tình cờ nhìn thấy, sau đó lén báo nhân viên an ninh

04-10-2024 - 15:07 PM | Sống

Chuyện gì đã xảy ra?

"Ban đầu tôi chỉ muốn giúp bà chỉnh cỡ chữ lớn hơn trên điện thoại, tuy nhiên khi đọc dòng tin nhắn trong điện thoại của bà, tôi nghi ngờ đây là tin nhắn lừa đảo. Lo lắng bà sẽ bị mắc bẫy nên tôi đã liên hệ với nhân viên an ninh trên tàu để giúp đỡ", nam sinh năm nhất họ Mạnh tại một trường đại học ở Sâm Châu (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) chia sẻ sau hành động đáng khen của mình.

Cụ thể hơn vào ngày 30/9 vừa qua, khi đang đi tàu về quê ở Thạch Gia Trang (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) thì điện thoại của nam sinh này hết pin. Trong lúc đang loay hoay tìm ổ cắm điện, cậu bạn nhận thấy một cụ bà đi cùng khoang tàu của mình cần giúp đỡ. Theo đó, vì cỡ chữ trong điện thoại quá nhỏ, nên bà phải dùng kính lúp để đọc mọi thứ cho dễ.

"Lúc đó, tôi thấy bà gặp bất tiện, nên tôi chỉ định giúp bà chỉnh lại cỡ chữ trên điện thoại", nam sinh này kể lại.

Được cụ già trên tàu nhờ chỉnh điện thoại, nam sinh tái mặt trước đoạn tin nhắn tình cờ nhìn thấy, sau đó lén báo nhân viên an ninh- Ảnh 1.

Cụ bà dùng kính lúp để đọc tin nhắn.

Sau khi điều chỉnh cỡ chữ, dù không cố ý nhưng một đoạn tin nhắn bất ngờ xuất hiện trên màn hình điện thoại của cụ bà đã đập vào mắt nam sinh này. Tin nhắn có nội dung như sau: ""Tôi đã báo cáo tình huống của bạn cho lãnh đạo cao cấp của khu vực rồi/ Lãnh đạo cấp cao cân nhắc đến hoàn cảnh của bạn, quyết định dành tặng bạn ưu đãi đặc biệt chỉ cần nộp 1.500 nhân dân tệ (hơn 5 triệu đồng) là có thể nhận về 1.500.000 nhân dân tệ (hơn 5,2 tỷ đồng). Xin hỏi bạn có chấp nhận không?".

"Tôi thấy bản ghi chép cuộc trò chuyện rất giống thông tin lừa đảo, lo lắng bà sẽ bị lừa, tôi cũng sợ rằng nếu nói trực tiếp với bà, bà sẽ không tin tôi, nên tôi đã đi tìm nhân viên an ninh trên tàu. Sau khi tôi đưa những bức ảnh đã chụp cho nhân viên trên tàu và phản ánh tình hình, nhân viên đã gặp bà để tìm hiểu thông tin. Lúc đó tôi chỉ nghe thấy bà nói 'không chuyển tiền' gì, phần sau thì tôi không biết", nam sinh cho hay.

Được cụ già trên tàu nhờ chỉnh điện thoại, nam sinh tái mặt trước đoạn tin nhắn tình cờ nhìn thấy, sau đó lén báo nhân viên an ninh- Ảnh 2.

Nội dung đoạn tin nhắn được nam sinh chụp lại cho thấy đối phương đề nghị bà cụ nộp 1.500 tệ để nhận về 1.500.000 tệ

Được cụ già trên tàu nhờ chỉnh điện thoại, nam sinh tái mặt trước đoạn tin nhắn tình cờ nhìn thấy, sau đó lén báo nhân viên an ninh- Ảnh 3.

Nam sinh đã gọi nhân viên an ninh để giúp đỡ cụ bà.

Sau đó, sinh viên đã đăng tải sự việc này lên mạng: "Tôi nghĩ đây chỉ là một việc nhỏ, mục đích chính của tôi là muốn nhắc nhở mọi người, cũng hy vọng mọi người đừng bị lừa".

Câu chuyện về nam sinh họ Mạnh không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về việc giúp đỡ người khác, mà còn là một bài học sâu sắc về lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng. Hành động nhỏ nhưng ý nghĩa của Mạnh khi giúp bà cụ chỉnh cỡ chữ đã cho thấy sự quan tâm chân thành đến những người xung quanh. Điều này cho chúng ta thấy rằng, bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể tạo ra những tác động tích cực đến cuộc sống của người khác, chỉ cần chúng ta biết quan tâm và chia sẻ.

Khi phát hiện ra tin nhắn lừa đảo, Mạnh đã không do dự mà tìm đến sự giúp đỡ của nhân viên an ninh. Hành động này đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao của bạn. Mạnh đã không chỉ giúp đỡ bà cụ mà còn góp phần bảo vệ tài sản của bà và ngăn chặn những kẻ xấu có cơ hội lợi dụng.

Bên cạnh đó, việc Mạnh nhận biết được dấu hiệu của một vụ lừa đảo cho thấy nam sinh này có ý thức cảnh giác rất cao. Trong thời đại mà thông tin tràn lan và các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, khả năng nhận biết và phòng tránh những tình huống xấu là vô cùng quan trọng.

Câu chuyện kể trên là một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, về tầm quan trọng của việc giúp đỡ lẫn nhau và bảo vệ cộng đồng. Hãy luôn mở lòng với những người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Đồng thời, chúng ta cũng cần luôn tỉnh táo, cảnh giác trước những lời dụ dỗ, hứa hẹn không có thật. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu lừa đảo nào, hãy mạnh dạn báo cáo với cơ quan chức năng hoặc người lớn để được giúp đỡ.

Tổng hợp

Theo Đông

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên