MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Được hỏi mục tiêu 5 năm tới, nam sinh đáp luôn "Nhận lương 5 tỷ đồng/năm", bị nhà tuyển dụng vặn lại 1 câu mà ngượng chín mặt!

01-02-2022 - 22:44 PM | Sống

Để đáp lại câu hỏi tuyển dụng trên, cần rất nhiều sự khôn khéo và thực tế của ứng viên đấy.

Phỏng vấn luôn là quy trình khắt khe và đòi hỏi ở ứng viên nhiều yêu cầu để tuyển dụng vào công việc mong muốn. Dù bạn có một profile đẹp, lịch sử học vấn tốt nhưng lại có quá ít kinh nghiệm phỏng vấn, rất khó để thành công.

Mới đây câu chuyện trong lần phỏng vấn đầu tiên của 1 nam ứng viên được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc Zhihu. Theo đó, người này đã có những trải nghiệm đau đớn khi cuộc phỏng vấn thất bại. Câu chuyện của nam ứng viên:

Khi HR hỏi tôi: "Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5 năm tới là gì?".

Tôi đáp nhanh: "Lương hàng năm là 300.000 tệ (hơn 1 tỷ VND)".

Vừa nói xong tôi cảm thấy bản thân sai quá sai, không nghĩ mình vừa thốt ra câu trả lời ngu ngốc vậy.

HR nghiêm nghị: "Mục tiêu này không hề nhỏ, bạn có kế hoạch cụ thể nào để đạt được nó?"

Tôi chết lặng và nói ra một tràng những lời sáo rỗng mà tôi không thể tin được vì chưa có sự chuẩn bị trước. Và tất nhiên là không có sau đó.

Sau đó người này tổng hợp kinh nghiệm lần "tạch" phỏng vấn và tích góp trải nghiệm của người đi trước. Bài đăng nhanh chóng thu hút lượng lớn người quan tâm. 

Dưới đây là tips trả lời cho 7 loại câu hỏi phỏng vấn"

1- Điểm yếu của bạn là gì?

Tuyệt đối không trả lời rằng thiếu sót của bạn là: "Không có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí này trong thời điểm hiện tại nhưng sẽ thích nghi và thành thạo công việc". Hay "Điểm yếu lớn nhất là tôi không biết phải nói gì ,ít kiên nhẫn và ý chí nhưng tôi sẽ rút kinh nghiệm".

Thay vào đó ứng viên nên trả lời: "Tôi hay đắn đo trước khi bắt tay ngay vào công việc. Điều này giúp tôi tránh được rủi ro nhưng lại bỏ lỡ một số cơ hội tốt. Tôi rút ra bài học phải tập trung vào làm việc nhóm, dùng trí tuệ tập thể để tránh rủi ro, nắm bắt cơ hội."

=> Nghĩa là, ứng viên không nên đề cập đến những khả năng và kỹ năng liên quan trực tiếp đến yêu cầu công việc khi chưa thành thạo. Tất cả những câu trả lời trên đều đi vào ngõ cụt vì ứng viên quá trung thực và không cho nhà tuyển dụng thấy cái họ cần. Lời hứa sẽ chẳng giúp được gì cho công ty bởi họ không có thời gian cho sự thích nghi và học hỏi của bạn.

Được hỏi mục tiêu 5 năm tới, nam sinh đáp luôn Nhận lương 5 tỷ đồng/năm, bị nhà tuyển dụng vặn lại 1 câu mà ngượng chín mặt! - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

2- Tại sao bạn rời công ty cũ?

Đừng bao giờ lợi dụng cơ hội này để chê bai công ty cũ. Chẳng hạn vì trưởng phòng không đủ khả năng lãnh đạo, không để ý đến nhân tài. Bạn sẽ mất điểm ngay! Vậy tránh nói xấu về công ty trước như lương thấp, việc nhiều hay tăng ca.

Câu trả lời gợi ý an toàn: "Tôi đã hoàn thành khá tốt các công việc và đạt được thành tích nhất định ở công ty cũ. Tuy nhiên, tốc độ thăng tiến khá chậm nên tôi muốn tìm kiếm một không gian rộng lớn hơn để có thể phát triển..."

Được hỏi mục tiêu 5 năm tới, nam sinh đáp luôn Nhận lương 5 tỷ đồng/năm, bị nhà tuyển dụng vặn lại 1 câu mà ngượng chín mặt! - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

3- Kế hoạch nghề nghiệp của bạn trong 5 năm tới?

Không đưa ra ý tưởng viển vông như muốn mức lương cao thế này, đạt được chức vụ kia. Hãy chú trọng vào chi tiết và làm nổi bật năng lực của bạn.

Hãy khôn khéo show kế hoạch chi tiết và đam mê với nghề nghiệp vào câu trả lời. Chẳng hạn: "Đây là ngành tôi rất quan tâm vì vậy tôi sẽ nghiêm túc với vị trí này và hy vọng sớm được hòa nhập vào tập thể công ty. Đồng thời trong vòng 5 năm tiếp tục học hỏi kiến ​​thức, phấn đấu đạt vị trí xxx và làm chủ khả năng giải quyết vấn đề". 

4- Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?

Câu hỏi này HR muốn kiểm tra xem khả năng của bạn có phù hợp với yêu cầu công việc hay không. Do đó, trước khi phỏng vấn, hãy nhớ phân tích làm rõ yêu cầu công việc. Tuyệt đối không nói rằng "Tôi nghĩ vị trí này phù hợp với tôi" mà tập trung mô tả kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí ứng tuyển. Và nêu ra những kỹ năng mềm, mẹo vặt như khả năng lập kế hoạch, phân tích dữ liệu, làm việc nhóm cũng rất cần thiết.

"Đầu tiên, cá nhân tôi rất thích vị trí này, nó cho phép tôi kết hợp công việc và cuộc sống. Thứ hai, tôi đã vượt qua những chỉ tiêu và hoàn thành các khóa học và có được khả năng mà vị trí này cần." - Câu trả lời được đề xuất.

5- Khó khăn bạn gặp phải trong quá trình làm việc và giải quyết chúng như thế nào?

Hãy kể một cách chi tiết, chân thật những gì đã được thực hiện, quá trình và đến kết quả cuối cùng. Đừng quên đúc kết kinh nghiệm tích cực.

Chẳng hạn như: "Khi làm việc ở xxx, tôi nhận được một dự án. Do có sự tương đồng về ngoại hình cao với các sản phẩm cạnh tranh nên cần tránh các rủi ro và thiết kế lại (Đã làm gì?). Tôi đã làm việc ngoài giờ trong 3 ngày, thực hiện loạt phương án thay thế và tìm giải pháp thiết kế mới (Cách làm). Không chỉ đẹp hơn mà sản phẩm còn được đánh giá tốt (Kết quả cuối cùng). Tôi nhận ra rằng khi gặp sự cố cần thay đổi phương pháp kịp thời và xử lý linh hoạt. (Bài học kinh nghiệm)".

Được hỏi mục tiêu 5 năm tới, nam sinh đáp luôn Nhận lương 5 tỷ đồng/năm, bị nhà tuyển dụng vặn lại 1 câu mà ngượng chín mặt! - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

6- Điểm của bạn ở trường Đại học không tốt, lý do là gì?

Thật tệ nếu bạn quá trung thực khai báo rằng do điểm học tập không quan trọng nên không chăm chỉ học tập. Chắc chắn HR sẽ bắt bẻ lại bằng câu "Học lực không quan trọng vậy điều gì mới quan trọng?". Vậy nên hãy nói sự thật, ngắn gọn nhưng cố gắng truyền tải năng lượng tích cực và đừng viện cớ rằng kết quả học tập không quan trọng.

Câu trả lời được đề xuất: "Từ trước đến nay tôi học rất nghiêm túc, nhưng do học sai phương pháp nên học mãi không tốt, sau này mới phát hiện ra vấn đề, điểm cũng dần cải thiện".

7- Mức lương bạn mong muốn?

Hãy tìm hiểu trước phạm vi tiền lương của vị trí ứng tuyển tại công ty này. Cần đưa ra những yêu cầu hợp lý theo phạm vi ngân sách, không quá cao nếu bạn không đủ năng lực nhưng cũng không quá thấp nếu kinh nghiệm nghề nghiệp dư dả. Hãy tự xem mình đáng giá bao nhiêu để từ đó có tiêu chuẩn khi thương lượng.

Còn lại, hãy giữ cho mình ngoại hình sáng, trang phục lịch sự, phong thái tự tin và cư xử đúng mực, không quá tự ti cũng đừng kiêu ngạo. Đừng quên chuẩn bị CV và profile tốt, bạn sẽ thành công trong lần phỏng vấn đầu tiên.

Hi vọng những "tuyệt chiêu" này giúp bạn tìm được công việc lý tưởng đúng với chuyên ngành và mức lương phù hợp nhé!

Nguồn: Zhihu

Theo Nguyễn Hoa

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên