Được Jack Ma gọi là "thầy", là cha đẻ của thương mại điện tử Trung Quốc, nhưng bỏ lỡ sự nghiệp 5 nghìn tỷ vì tình yêu
Ở thời kì đỉnh cao của sự nghiệp, anh lựa chọn bỏ lại tất cả vì tình yêu dành cho vợ.
- 18-06-2022Không học bất kì trường lớp nào, cô gái trở thành nữ đại kiện tướng cờ vua mạnh nhất mọi thời đại: 5 tuổi đánh cờ không cần nhìn, hạ gục siêu đại kiện tướng Kasparov trong 25 phút
- 17-06-2022Hành trình thay đổi của con trai cựu Thủ tướng Anh: Từ chàng trai có 'hình ảnh không mấy tốt đẹp' đến người sáng lập công ty công nghệ, kiếm 1,6 tỷ USD trong vòng 8 tháng bất chấp đại dịch
- 14-06-2022Hành trình thoát nghèo xuất sắc của ''người đàn bà thép của ngành dầu mỏ'': Từng sống giữa khu ổ chuột khét tiếng, phải đi thu gom phế liệu để có tiền mua sách, đấu tranh từng ngày để sống
Nói đến nền tảng thương mại điện tử ở Trung Quốc, có lẽ phần lớn mọi người đều nghĩ ngay đến Alibaba và Taobao, hay JD.com và Pinduoduo. Có lẽ trong mắt một số người, Jack Ma là người tiên phong cho kỷ nguyên thương mại điện tử của Trung Quốc, tuy nhiên, trên thực tế, trước Alibaba, ở đất nước tỷ dân từng có một đại gia thương mại điện tử, có thể nói là "thầy" của Jack Ma, chỉ có điều, anh sớm đã rút lui từ lâu. Nhưng có lẽ chính vì lần rút lui đó mà anh đã bỏ lỡ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Trung Quốc và bỏ lỡ cả nghìn tỷ đồng.
Người này là "cha đỡ đầu" của thương mại điện tử của Trung Quốc, Thiệu Diệc Ba , người sáng lập mạng Eachnet. Jack Ma từng công khai tuyên bố rằng nếu Thiệu Diệc Ba không bán Eachnet vào năm 2003 thì chắc chắn ông đã không thể thành công khi thành lập Taobao, bởi Eachnet do Thiệu Diệc Ba sáng lập từng chiếm thị phần trên 80% và là thương hiệu thương mại điện tử C2C đầu tiên của Trung Quốc.
Thiệu Diệc Ba
Thiệu Diệc Ba, sinh năm 1973, từ nhỏ đã được coi là "thần đồng". Cha của anh là một giáo viên dạy toán, ông đã cho Thiệu Diệc Ba tiếp xúc với toán học từ khi con trai lên 3 tuổi, thực hành cộng và trừ với các lá bài mỗi ngày. Chính điều này đã khiến Thiệu Diệc Ba đặc biệt nhạy cảm với các con số từ ngay từ khi chỉ là một đứa trẻ.
Lớn hơn một chút, cha Thiệu Diệc Ba bắt đầu cho anh tiếp xúc với toán học cao cấp hơn, chẳng hạn như tô pô, giải tích, đại số tuyến tính… Sau một thời gian dài được đào tạo và giảng dạy, Thiệu Diệc Ba đã nhanh chóng học được những gì tinh túy nhất của toán học. Anh có thể thực hiện các phép tính phức tạp chỉ với một bộ thẻ bài chỉ trong 12 giây.
Không chỉ có tài năng siêu phàm trong lĩnh vực toán học mà khả năng ghi nhớ của Thiệu Diệc Ba cũng rất đáng kinh ngạc, qua quá trình luyện tập, anh có thể nhớ được 50 lá bài đã bị xáo trộn trong vòng 10 giây. Không chỉ vậy, anh còn có thể ghi nhớ 100 chữ số sau số pi trong 10 phút.
Năm lớp 10, Đại học Giao thông Thượng Hải chủ động đề nghị trao học bổng và tuyển thẳng đối với Thiệu Diệc Ba, đối với anh khi đó, đây chắc chắn là cơ hội hiếm có, nhưng bản thân anh hiểu rõ tham vọng của mình nên đã từ chối. Năm lớp 11, anh một lần nữa được Đại học Harvard của Hoa Kỳ mời và thành công giành được học bổng toàn phần của Đại học Harvard, trở thành người đầu tiên ở Trung Quốc theo học tại Harvard nhận được đãi ngộ này.
Trong mắt người khác, Thiệu Diệc Ba đã quá xuất sắc, nhưng bản thân anh chưa bao giờ vì vậy mà lơ là. Khi ở Harvard, anh thậm chí còn hoàn thành và nhận được bằng kép chuyên ngành vật lý và điện tử. Tại lễ tốt nghiệp, anh phát biểu với tư cách là sinh viên danh dự cao nhất của Đại học Harvard: "Tôi tự hào và hãnh diện rằng tôi là người Trung Quốc!"
Ngay sau khi tốt nghiệp, Boston Consulting Group, một trong ba công ty tư vấn quản lý lớn nhất trên thế giới, đã chủ động liên hệ với Thiệu Diệc Ba. Thiệu Diệc Ba vui vẻ nhận lời, trong quá trình làm việc, anh đã được trao danh hiệu "Nhân viên xuất sắc nhất", với mức lương hàng năm lên đến 200.000 đô la Mỹ (khoảng 4,5 tỷ đồng). Lúc này, Thiệu Diệc Ba muốn nâng cao hơn nữa khả năng của mình nên đã đăng ký học bằng MBA của Trường Kinh doanh Harvard, và bắt đầu cuộc sống vừa học vừa làm.
Năm 1998, tại Hội thảo Kinh doanh Châu Á tại Trường Kinh doanh Harvard, Thiệu Diệc Ba tình cờ ngồi cạnh một cô gái, anh đã bị cô gái ấy thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, và cô gái này chính là Bào Giai Hân, người vợ sau này của anh. Thực ra, lúc đầu Bào Giai Hân không có nhiều thiện cảm với Thiệu Diệc Ba, cô thậm chí còn cảm thấy anh hơi ồn ào, nhưng dưới sự theo đuổi không ngừng của Thiệu Diệc Ba, thái độ của cô với anh cuối cùng cũng thay đổi. Thời gian trôi qua, họ dần dần trở thành một đôi, Thiệu Diệc Ba đã thành công trong việc theo đuổi người con gái mình yêu.
Sau khi cả hai học xong Tiến sĩ, bạn gái Bào Gia Hân quyết định trở về Đài Loan làm việc. Lúc này, nếu Thiệu Diệc Ba tiếp tục ở lại Mỹ, anh nhất định sẽ làm nên được sự nghiệp lừng lẫy, tuy nhiên, khi đối mặt với sự nghiệp và tình yêu, Thiệu Diệc Ba không chút do dự lựa chọn tình yêu, kiên quyết cùng Bào Gia Hân trở về Trung Quốc.
Thiệu Diệc Ba và vợ mình, Bào Giai Hân
Trở lại Thượng Hải, anh nhận thấy rằng ngành thương mại điện tử của Trung Quốc vẫn còn là một tờ giấy trắng, vì vậy anh cùng với một cựu sinh viên Harvard khác thành lập nên Eachnet. Đặt vào tình hình của Trung Quốc lúc bấy giờ, không ít người hoài nghi về triển vọng phát triển trong tương lai của thương mại điện tử, nhưng giữa những áp lực và nghi ngại, Thiệu Diệc Ba tin chắc rằng: Trung Quốc khác với Hoa Kỳ, nếu thương mại điện tử có thể được thiết lập ở Trung Quốc, quy mô chắc chắn sẽ lớn hơn Mỹ, vì cơ hội cho thương mại điện tử là rất dồi dào.
Vào tháng 8 năm 1999, Thiệu Diệc Ba thành lập Eachnet, trang web C2C đầu tiên ở Trung Quốc. Với sự phát triển nhanh chóng của Internet, Eachnet cũng phát triển rất nhanh chóng. Trong khi Jack Ma phải tiêu hết 500.000 nhân dân tệ trong tài khoản của mình, và vật lộn với khó khăn về tài chính; trong khi Mã Hóa Đằng lo lắng mỗi ngày theo dõi sự gia tăng của số lượng đăng ký OICQ và lo lắng về chuyện tiền bạc, thì Eachnet sớm đã trở thành con cưng của các nguồn vốn.
Chỉ 4 tháng sau khi thành lập, Thiệu Diệc Ba đã nhận được 6,5 triệu USD tiền đầu tư từ 3 nguồn tại Mỹ. Tiền còn chưa tiêu hết, một gã khổng lồ khác là eBay lại tiếp tục "gõ cửa" Eachnet và đưa ra mức giá đầu tư 30 triệu đô la.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là vào năm 2003, Thiệu Diệc Ba đã quyết định bán Eachnet, nhân cơ hội đó, eBay đã mua lại toàn bộ cổ phần với giá 225 triệu USD (khoảng 5 nghìn tỷ đồng). Tại sao Thiệu Diệc Ba lại bán đi Eachnet khi nó đang ở thời kì đỉnh cao? Kể từ sau khi bán "đứa con" của mình, Thiệu Diệc Ba đã không xuất hiện trong một thời gian dài, mãi đến năm 2007, khi trở về Trung Quốc, anh mới tiết lộ câu trả lời: anh bán Eachnet vì vợ của mình, Bào Giai Hân.
Gia đình hạnh phúc của Thiệu Diệc Ba
Đầu năm 2003, cha của Bào Giai Hân qua đời tại Thượng Hải vì lý do sức khỏe, cô hy vọng rời khỏi nơi đau buồn này và ra nước ngoài để hồi phục sức khỏe, Thiệu Diệc Ba lo lắng cho tình trạng của vợ mình nên quyết định đi cùng cô. Quyết định này đã khiến anh ấy phải bán Eachnet. Thiệu Diệc Ba một lần nữa quay trở lại là khi anh thành lập Jingwei China cùng với những người khác vào năm 2007.
Ở Thiệu Diệc Ba luôn toát lên khí chất khác hẳn những doanh nhân khác. Dù không thành công trong giới kinh doanh, nhưng giờ đây với một gia đình hạnh phúc và sự tự do về tài chính, anh ấy chắc chắn là người chiến thắng trong cuộc sống!
Trí thức trẻ