Dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ có một TPP khác?
Khả năng Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là có, nhưng còn khả năng nhà lãnh đạo này vẫn duy trì TPP nhưng với mô hình có những thay đổi.
- 14-11-2016Tỷ giá USD/VND có dè chừng…Donald Trump?
- 14-11-2016Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2016: Nhiều điểm sáng
- 14-11-2016Nhà Trắng “buông” TPP: Động lực cải cách, hội nhập của Việt Nam có bị ảnh hưởng?
- 09-11-2016Donald Trump đắc cử, kinh tế Việt Nam bị tác động ra sao?
Đây là nhận định của TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách (VEPR) về số phận của TPP, sau khi Quốc hội Mỹ phát tín hiệu cho thấy họ không xem xét đến TPP trong kỳ họp cuối cùng của Tổng thống Obama.
Theo ông, có hai giả thuyết xung quanh việc Tổng thống Obama “không theo đuổi, cố gắng thực thi TPP” trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ.
Thứ nhất, vị Tổng thống này đã cảm thấy những gì mình làm là điều vô nghĩa trước ông Donald Trump cũng như đảng Cộng hoà mới lên và “chấp nhận buông xuôi”. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng khả năng này không cao.
Nguyên nhân là TPP được nhận định là một thành phần quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như mục đích thiết lập một hệ thống thương mại toàn cầu mới, vượt qua khuôn khổ của WTO.
“TPP không phụ thuộc vào Trump hay bất kỳ Tổng thống nào, bởi nó là vấn đề của nước Mỹ. Chừng nào Mỹ còn theo chủ nghĩa can thiệp, còn muốn đóng vai trò duy trì và ổn định an ninh toàn cầu, Mỹ còn cần TPP”, ông Thành nói.
Do đó, ông nghiêng về trường hợp thứ hai hơn. Đó là giả thuyết có một đàm phán nội bộ giữa hai vị Tổng thống. Khi lên nắm quyền, ông Trump sẽ thay đổi một chút về TPP chứ không phải là “vứt bỏ”, như vậy TPP có thể thay đổi so với TPP hiện nay.
“Đấy có thể là lý do khiến ông Obama dễ dàng từ bỏ”, ông Nguyễn Đức Thành nói.
Trên thực tế, Tổng thống Obama đã luôn quyết tâm trong hai nhiệm để hiện thực hoá TPP. Do đó, thái độ “buông xuôi” của ông Obama ở thời điểm hiện tại đã khiến nhiều người quan sát bất ngờ.
“Nhiều nhà phân tích cho rằng ông Obama sẽ quyết liệt tìm cách thông qua TPP như một ván bài, một trận đánh cuối cùng.”, ông Thành cho biết. Vì thế, ông giả thuyết rằng có một sự thoả hiệp ngầm trong lúc chuyển giao quyền lực giữa hai vị Tổng thống để có một cách xử lý có thể chấp nhận được từ hai phía.
Theo đó, Donald Trump và giới làm chính sách sẽ không thực hiện một TPP “thuần tuý” như của ông Obama, thay vào đó là một hiệp định tương tự TPP nhưng được kế thừa và chỉnh sửa. “Nó sẽ là cuộc chơi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, nội dung và bản chất chiến lược của nó vẫn được duy trì”, ông Thành dự báo.
Với giả thuyết này, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi gia nhập Bởi lẽ, Donald Trump có vẻ cứng rắn với những nước đang phát triển hơn những Tổng thống tiền nhiệm.
“Việt Nam có thể sẽ đối đầu với những yêu cầu về cải cách, chất lượng thương mại, đầu tư nhiều hơn, cao hơn”, TS. Nguyễn Đức Thành nhận định.
‘