Đường bay quốc tế dự kiến mở lại như thế nào?
Vietnam Airlines sẵn sàng cho khai thác từ 7-2020 các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN, chuẩn bị các phương án bay lại châu Âu vào cuối năm 2020 và khả năng bay Mỹ trong 2021 tùy thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh.
- 11-06-2020Những điểm đến nào đang được xem xét để mở lại chuyến bay quốc tế?
- 09-06-2020Thủ tướng đề nghị thảo luận về việc mở đường bay quốc tế
- 31-05-2020Việc nghiên cứu mở lại đường bay quốc tế thực hiện như thế nào?
Trao đổi về việc mở lại đường bay quốc tế thời gian tới, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng ban Kế hoạch phát triển của Vietnam Airlines, cho biết Hãng sẵn sàng mở lại các đường bay quốc tế chở khách trên cơ sở cho phép của chính phủ Việt Nam và các nước. Vietnam Airlines đã sẵn sàng mở lại các đường bay quốc tế bất kể lúc nào khi được Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam cấp phép.
Để thực hiện việc này, Hãng xây dựng và ban hành các quy trình, quy định về khai thác bay và phục vụ hành khách để đảm bảo an toàn dịch tễ cũng như tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm dịch và phòng dịch của cơ quan chức năng.
Đông đảo hành khách làm thủ tục tại sân bay Nội Bài
Trong tháng 6, Hãng đã triển khai khai thác thường lệ các đường bay chở khách từ Hà Nội và TP HCM đi Seoul (tổng 5 chuyến/tuần và dự kiến tăng lên 14 chuyến/tuần từ tháng 7) để chở khách từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Những chuyến bay này chỉ chở khách sang Hàn Quốc, chiều ngược lại bay rỗng.
Hãng đã sẵn sàng cho khai thác từ 7-2020 các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN ngay khi Chính phủ cho phép nối lại các đường bay. Vietnam Airlines cũng đã chuẩn bị các phương án bay lại châu Âu vào cuối năm 2020 và khả năng bay Mỹ trong 2021 tùy thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh.
Để chuẩn bị cho việc quay lại khai thác quốc tế, hãng đã chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực và điều kiện pháp lý. Về nguồn lực, hoàn thành việc bảo dưỡng định kỳ và đưa trở lại khai thác xấp xỉ 90% số máy bay. Với người lái, đã lên kế hoạch bay trở lại; đàm phán, ký kết lại, ký kết mới hợp đồng với phi công, cả phi công nước ngoài, đảm bảo nhu cầu khai thác trở lại. Đồng thời, Hãng rà soát lại các hợp đồng cung ứng với các đối tác, bảo đảm khả năng cung ứng ngay khi khai thác trở lại
Chuẩn bị về thương mại: Thành lập 8 tổ công tác theo các nhóm đường bay; dự báo, đánh giá về việc hồi phục các thị trường; lên kế hoạch marketing cho từng giai đoạn phục hồi.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 9-6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố các vùng, địa bàn an toàn (với tiêu chí cụ thể như trong vòng 30 ngày qua không có ca nhiễm mới trong cộng đồng) để các hãng hàng không từng bước mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế một cách chắc chắn. Đồng thời, có hướng dẫn cụ thể việc cách ly các đối tượng nhập cảnh qua các chuyến bay này. Vietnam Airlineslà hãng hàng không Việt Nam đầu tiên có thông tin về kế hoạch mở lại đường bay quốc tế. Theo đó, trước mắt hãng sẽ mở lại một số đường bay quốc tế từ đầu tháng 7 đến các thị trường: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia.
Không bay vẫn mất 2.100 tỉ đồng/tháng
Hiện nay, thị trường nội địa đang hồi phục nhanh chóng. Theo thống kê của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế, Việt Nam là nước thứ 2 sau Hàn Quốc về hồi phục thị trường nội địa. Sản lượng khách nội địa trong 2 tuần đầu tháng 6 tăng 14,4% so với cùng kỳ 2019. Hệ số lấp đầy ghế trong tháng 5 và tháng 6 của các chuyến bay khá cao với 85%.
Tuy nhiên, tổng lượng khách nội địa hiện mới bằng 70% cùng kỳ, còn doanh thu thì chỉ bằng 50% cùng kỳ do giảm giá để kích cầu. IATA dự báo ngành hàng không Việt Nam mất 4,35 tỉ USD doanh thu trong năm 2020.
Mặc dù giá vé thấp khiến doanh thu giảm song vẫn tăng cường bay do chi phí cố định hàng tháng của Vietnam Airlines là 2.100 tỉ đồng, chủ yếu là thuê máy bay (1.300 tỉ đồng) và chi phí khấu hao, bảo dưỡng sửa chữa máy bay, nhân công. Hãng có bay hay không bay vẫn mất số tiền chi phí phát sinh này. Nếu bay thì sẽ bù đắp thêm được 500-600 tỉ đồng hỗ trợ cho chi phí cố định.
Người lao động