MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao?

Cao tốc TP. HCM - Trung Lương thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, có chiều dài 62 km và được khởi công vào năm 2004. Đây cũng là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam.

‏Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao? - Ảnh 1.

Cao tốc TP. HCM - Trung Lương thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, nối TP. HCM với hai tỉnh Long An và Tiền Giang. Cao tốc được ‏ ‏khởi công ngày 16/12/2004, đưa vào khai thác ngày 3/2/2010.‏ ‏ Đây là tuyến cao tốc hoàn chỉnh đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam. ‏

‏Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao? - Ảnh 2.

Cao tốc TP. HCM - Trung Lương có chiều dài tuyến chính là 41km, tuyến nối là 20,9km, vận tốc thiết kế 120km/h và tổng kinh phí đầu tư 9.884 tỷ đồng. Trong đó, đoạn đi qua địa phận TP. HCM là 1,15km, qua Long An 28,5km và qua Tiền Giang 10,1km.‏

‏Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao? - Ảnh 3.

Cao tốc đầu tiên của Việt Nam có điểm đầu tuyến là nút giao Chợ Đệm thuộc thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. HCM và điểm cuối là nút giao Thân Cửu Nghĩa thuộc huyện Châu Thành, Tiền Giang, kết nối với đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Trong ảnh là cầu Chợ Đệm (huyện Bình Chánh) và là đường dẫn lên cao tốc TP. HCM - Trung Lương. ‏

‏Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao? - Ảnh 4.

Năm 2019, tuyến cao tốc dừng thu phí, lượng xe đi qua tăng khoảng 30% khiến tuyến dần xuống cấp, năng lực thông hành không còn bảo đảm do nhu cầu vận tải lớn, tốc độ lưu thông hạn chế (khoảng 60-70 km/h), thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông. Vì vậy, cơ quan quản lý đã phải giảm tốc độ tối đa từ 120 km/h xuống còn 100 km/h, tốc độ tối thiểu từ 80 km/h chỉ còn 60 km/h. ‏

‏Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao? - Ảnh 5.

Tuyến cao tốc giai đoạn một chỉ mới được đầu tư 4 làn xe cao tốc, không có 2 làn dừng khẩn cấp, tạo "nút thắt cổ chai" trong kết nối từ TP. HCM đến thành phố Cần Thơ. ‏ ‏Mới đây, cao tốc được đề xuất phương án mở rộng lên 8 làn xe, 2 làn khẩn cấp với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào 2025 và hoàn thành sau 2 năm. Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương được đầu tư hoàn chỉnh toàn tuyến sẽ giúp giảm áp lực cho Quốc lộ 1A, rút ngắn thời gian di chuyển từ các tỉnh miền Tây đi TP. HCM và ngược lại.‏

‏Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao? - Ảnh 6.

Hiện tuyến cao tốc cũng đang quá tải với ‏ ‏lưu lượng xe khoảng hơn 50.000 lượt xe/ngày đêm. Trong ảnh giao điểm của đường Võ Trần Chí (huyện Bình Chánh) với cao tốc TP. HCM - Trung Lương. Theo ghi nhận, CSGT liên tục túc trực để điều phối giao thông, đặc biệt vào những giờ cao điểm. ‏

‏Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao? - Ảnh 7.

Người dân tự tháo dỡ một số vị trí hộ lan để mở lối đi trái phép. Ngoài ra, nạn trộm cắp hàng rào ngăn cách giữa đường cao tốc với đường dân sinh và tình trạng xuống cấp do sử dụng lâu năm khiến công trình cao tốc mất an toàn. ‏

‏Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao? - Ảnh 8.

Khu vực gầm cao tốc đoạn qua tỉnh Long An chứa nhiều xà bần, đất đá. Thay vì đi trên cao tốc, xe tải, ô tô thường xuyên di chuyển trên đoạn đường hẹp này khiến việc đi lại của người dân trở nên nguy hiểm. Ngoài ra, người dân cũng sử dụng phần gầm cao tốc làm chuồng nuôi vịt, bò hoặc trồng rau.‏

‏Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao? - Ảnh 9.

Tháng 7/2020, cao tốc TP. HCM - Trung Lương được sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt đường sau 10 năm đưa vào hoạt động. Việc sửa chữa kéo dài 3 tháng với chi phí là 22 tỷ đồng. ‏

‏Đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam bây giờ ra sao? - Ảnh 10.

Ngoài ra, dự án thành phần 7 (đoạn qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An) của đường Vành Đai 3 có vị trí kết nối với tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Vị trí này có lưu lượng xe lớn nên được đề xuất sớm mở rộng theo quy hoạch để tránh ùn tắc và khai thác hiệu quả. ‏

Theo Phùng Tiên - Quỳnh Hương

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên