Đường sắt cao tốc vực dậy kinh tế vùng khó khăn Trung Quốc
Hiện Trung Quốc đang tập trung đầu tư vùng phía Tây - nơi có địa hình hiểm trở, xa xôi để phát triển kinh tế của khu vực này.
- 01-10-2024Tàu cao tốc Shinkansen Nhật Bản thay đổi đường sắt thế giới thế nào?
- 29-09-2024Nổ cầu đường sắt ở Nga, tàu chở hàng bị ngưng trệ
- 05-09-2024Hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới báo lãi
Tại Trung Quốc, đường sắt cao tốc đi tới đâu, tiềm năng kinh tế - du lịch và thu hút đầu tư khởi sắc tới đó. Theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc "8 dọc 8 ngang", đến nay Trung Quốc đã hoàn thành hơn 80%.
Hiện Trung Quốc đang tập trung đầu tư vùng phía Tây - nơi có địa hình hiểm trở, xa xôi để phát triển kinh tế của khu vực này.
Từ khi đưa vào hoạt động tuyến cao tốc từ Thành Đô tới huyện Tùng Phan dài 208 km, chi phí đi du lịch tới Cửu Trại Câu bằng 1/2 giá vé so đi máy bay. Thời gian cũng rút ngắn hơn một nửa so với đi đường bộ với địa hình núi non hiểm trở. Cửu Trại Câu được người dân Trung Quốc ví von là "Vua của các cảnh quan nước". Di sản thiên nhiên thế giới được Unesco công nhận với phong cảnh hữu tình cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tạng, dân tộc Khương giờ có thêm sức sống mới khi có tàu cao tốc.
Chị Tác Mộng Giao - Du khách tỉnh Sơn Đông,Trung Quốc cho biết: "Tôi lần đầu tiên đến Cửu Trại, có tàu cao tốc tôi mới đi, rất tiện lợi. Thác nước, hồ nước và nhiều cảnh vật, phong cảnh ở đây quá đẹp".
Ông Đỗ Kiệt - Lãnh đạo Khu Du lịch Cửu Trại Câu, Tứ Xuyên, Trung Quốc nêu ý kiến: "Cửu Trại Câu trong một tháng vừa rồi đã đón hơn 600.000 khách du lịch. So với cùng kỳ năm ngoái tăng hơn 215%. Nhờ có tàu cao tốc, lượng khách tới đông rất khả quan".
Đoạn đầu tiên dài 238 km của tuyến đường sắt Tứ Xuyên -Thanh Hải đi vào hoạt động kết nối nhiều địa phương vùng núi, vùng dân tộc tỉnh Tứ Xuyên - một trong những nơi kém phát triển nhất Trung Quốc. Phát triển đường sắt về phía Tây là thách thức với Trung Quốc bởi chênh lệch độ cao hơn 1.000 m, đi qua nhiều vùng đứt gãy địa chất. Chính phủ Trung Quốc quyết tâm đầu tư mạnh bởi mang tính quyết định cho chấn hưng vùng nông thôn.
Ông Trần Thuận Thanh - Bí thư Đảng ủy Cục Thể thao Du lịch, Châu Tự trị A Bá, Tứ Xuyên, Trung Quốc nhận định: "Với việc mở tuyến đường sắt Tứ Xuyên -Thanh Hải, tiềm năng du lịch to lớn sẽ được khai thác nhờ đi lại dễ dàng. Đoạn cao tốc đầu tiên dự kiến sẽ chuyên chở 50 triệu khách trong một năm, một kỷ lục".
Trong chiến lược xóa khoảng trống về đường sắt, Trung Quốc cũng tăng cường xây dựng các tuyến xương sống về vùng biên giới như Tân Cương, Tây Tạng cũng như bổ sung nhiều tuyến cho các tỉnh ở phía Tây.
Trung Quốc đầu tư mạnh cho đường sắt cao tốc kết nối các điểm đến du lịch vùng sâu, tạo nên những cú hích cho kinh tế địa phương, nâng cao đời sống người dân vùng sâu, vùng dân tộc thiêu số.
VTV