East Asia Forum: Nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy khả năng phục hồi tuyệt vời trước những cơn gió ngược và những bất ổn toàn cầu
Một lần nữa, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sự kiên cường khi đối mặt với PMI suy giảm và niềm tin kinh doanh yếu trên toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2019, Việt Nam có thể nằm trong số ba nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Á.
- 06-01-2020Nikkei: Điểm chung thú vị của ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, và tiềm năng của các tập đoàn lớn để trở thành động lực phía sau nền kinh tế Việt Nam
- 06-01-2020CNBC gọi Mù Cang Chải là "viên ngọc xa xôi", đặt lên top đầu điểm đến du lịch 2020
- 06-01-2020Vì sao fintech Đông Nam Á giàu tiềm năng nhưng chưa thể đột phá?
So với mức tăng trưởng GDP 3% toàn cầu và 4,3% cho khu vực Đông Á năm 2018, tăng trưởng của năm 2019 được dự kiến sẽ chỉ đạt lần lượt 2,6% và 4%. Nhưng kinh tế Việt Nam đã tiếp tục được nhiều tổ chức kinh tế dự báo là sẽ tăng trưởng 6,8% từ đầu năm - chậm hơn một chút so với năm 2018 nhưng ngang bằng với năm 2017 - chủ yếu do tiêu dùng trong nước và sản xuất theo định hướng xuất khẩu. Kết quả, Việt Nam tăng trưởng 7,02%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 ước tăng 2,73%, theo tính toán của Bộ Tài chính, mặc dù giá cả trong nhóm y tế và giáo dục tăng lên. Sự bùng phát của tả lợn châu Phi dường như không ảnh hưởng đến giá lương thực, trong khi giá nhiên liệu giảm cũng giúp kiềm chế áp lực lạm phát.
Với lạm phát tương đối thấp và tăng trưởng mạnh về tiền lương danh nghĩa (13,1%), trong bối cảnh lực lượng lao động rời khỏi nông nghiệp theo hướng sản xuất dịch vụ và sản xuất năng suất cao hơn, tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh hơn nữa. Những người nghèo khổ cùng cực (sống dưới 1,90 USD mỗi ngày) hiện được Ngân hàng Thế giới ước tính là chiếm chưa tới 2% dân số Việt Nam.
Chính sách tiền tệ đã được điều tiết thận trọng, với mức tăng trưởng tín dụng 12,5% - thấp hơn mục tiêu 14% của Ngân hàng Trung ương cho năm 2019. Sự ổn định ngân hàng nói chung cũng được cải thiện, với một giải pháp tích cực hơn về các khoản nợ không hoạt động thông qua việc thu giữ và bán tài sản đảm bảo và cơ cấu lại nợ.
Nợ công đã giảm xuống còn khoảng 56% GDP, thấp hơn giới hạn 65% do Quốc hội đặt ra. Nhưng giới hạn này vẫn cao hơn mức trần 55% GDP được IMF khuyến nghị để quản lý thận trọng đối với nợ dài hạn.
Về mặt đối ngoại, xuất khẩu tiếp tục tăng 8,4% trong 9 tháng đầu năm 2019, so với 15,8% trong cùng kỳ năm 2018. Đây là một hiệu suất đáng ghi nhận trong bối cảnh nhiều bất ổn của nền kinh tế toàn cầu .
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã tăng gần 28% trong 9 tháng đầu năm 2019, so với khoảng 18% vào năm 2018. Điều này cho thấy trong ngắn hạn, Việt Nam theo một khía cạnh nào đó là người hưởng lợi từ hiệu ứng chuyển hướng thương mại của cuộc chiến thương mại Trung Quốc Hoa Kỳ .
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tiếp tục ở mức cao được báo cáo trong năm 2017 và 2018, một lần nữa bằng chứng về khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, dự trữ ngoại hối đã tăng tương đương 0,4% nhập khẩu từ cuối năm 2018 đến cuối năm 2019.
Theo báo cáo gần đây của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đã tăng 10 bậc trong Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu .
Trong trung hạn, triển vọng theo Ngân hàng Thế giới là tốc độ tăng trưởng tương đối lành mạnh, hội tụ khoảng 6,5% trong 2-3 năm tới. Nhưng mối liên kết yếu giữa các doanh nghiệp nước ngoài định hướng xuất khẩu và khu vực trong nước vẫn tiếp tục là một mối quan tâm. Việc thiếu tài chính dài hạn và sự khan hiếm lao động lành nghề là hai vấn đề khá phổ biến đối với khu vực tư nhân trong nước.
Đồng thời, việc chậm lại cải cách doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn cũng trở thành rào cản. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc giảm nợ công sẽ giảm bớt áp lực đối với việc thoái vốn tài sản nhà nước. Nhưng những cải cách cơ cấu này phải cần phải được đẩy mạnh hơn nếu khu vực tư nhân trong nước không được sôi động trong những năm tới.
Cuối cùng, Diễn đàn Đông Á nhận xét: Nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy khả năng phục hồi tuyệt vời trước những cơn gió ngược và những bất ổn toàn cầu. Hy vọng rằng các nhà chức trách sẽ tận dụng khả năng phục hồi này và tiếp tục cải cách cơ cấu để Việt Nam tiếp tục phát triển.