Economist: Chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ kéo dài?
Báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs cho thấy mức thuế 10% mới đây của Mỹ sẽ chỉ khiến lạm phát tăng 0,03 điểm phần trăm trong năm nay và 0,05 điểm phần trăm vào năm tới.
- 19-09-2018Hệ lụy không ngờ của chiến tranh thương mại: Thuế quan đang giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc!
- 19-09-2018Jack Ma cảnh báo chiến tranh thương mại có thể kéo dài 20 năm
- 17-09-2018Chiến tranh thương mại có thể khiến chứng khoán Mỹ rơi vào “thị trường gấu”
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang bước vào giai đoạn vô cùng gay cấn và nhiều chuyên gia cho rằng xung đột này có thể kéo dài.
Với những khoản thuế mới đây mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lên các mặt hàng của Trung Quốc, tỷ lệ số sản phẩm nhập khẩu từ quốc gia châu Á này vào Mỹ chịu thuế đã lên đến 44%. Động thái này của Nhà Trắng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ cũng như thúc đẩy lạm phát, dẫu vậy người dân nền kinh tế số 1 thế giới có thể không lưu ý đến những tác động của nó đến cuộc sống.
Ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương, nền kinh tế thứ 2 thế giới cũng chẳng dễ chịu gì khi đứng dưới áp lực của chiến tranh thương mại. Tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại còn thị trường chứng khoán đã mất gần 25% từ đầu năm đến nay. Chính quyền Bắc Kinh cũng tuyên bố một loạt thuế trả đũa với hàng nhập khẩu từ Mỹ nhưng họ cũng đang mất dần lựa chọn bởi Trung Quốc xuất sang Mỹ nhiều hơn nhập.
Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ bị ảnh hưởng bởi các đợt áp thuế mới (tỷ USD)
Cuộc chiến không cần thiết?
Tổng thống Donald Trump có quan điểm của mình khi khơi mào cuộc chiến thương mại. Chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đã hỗ trợ các tập đoàn quốc doanh để cạnh tranh không lành mạnh trong khi nhiều công ty quốc tế bị yêu cầu giao ra kỹ thuật để có thể tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới này.
Mặc dù người tiêu dùng thế giới được hưởng lợi từ hoạt động sản xuất giá rẻ từ Trung Quốc nhưng kinh tế Mỹ lại phải chịu thiệt hại khi thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Đây là luận điểm chính của Tổng thống Trump trong kế hoạch đưa công ty, nhà máy và việc làm trở lại nước Mỹ.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng động thái của Tổng thống Trump không thay đổi nhiều được tình hình. Dù Trung Quốc không hỗ trợ các công ty quốc doanh của họ thì khu vực Châu Á này vẫn có lợi thế hơn Phương Tây và Mỹ trong giá thành sản xuất.
Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại còn liên quan rất lớn đến đầu tư và tiêu dùng trong nước. Tổng thống Trump sẽ rất khó giải quyết thâm hụt thương mại nếu chưa đối phó được với chi phí sản xuất cao cũng như hàng loạt các vướng mắc mà những nhà sản xuất tại Mỹ gặp phải so với đặt nhà máy ở nước ngoài.
Giấc mơ khôi phục thời hoàng kim của nền kinh tế số 1 thế giới như thời hậu cách mạng công nghiệp trước đây của Nhà Trắng nghe có vẻ không hợp lý khi công nghệ tự động hóa đang dần thay thế nhân lực.
Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ bị ảnh hưởng bởi các đợt áp thuế mới (tỷ USD)
Tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành sản xuất Mỹ chỉ giảm 20% kể từ năm 2000 trong khi tỷ lệ thất nghiệp lại giảm tới hơn 33%.
Theo các chuyên gia hiện nay, những công việc kỹ thuật thấp hầu như sẽ không quay trở lại Mỹ mà sẽ đến những nước có chi phí thấp như Việt Nam, trong khi rõ ràng Tổng thống Trump không thể gây chiến với tất cả những nước có giá nhân công rẻ.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng chính quyền Washington đang cố gắng tạo nên liên minh để ép Trung Quốc chơi theo luật chơi của họ. Dẫu vậy, chính quyền Bắc Kinh sẽ không dễ dàng thay đổi chính sách của mình khi chúng đem lại tăng trưởng cũng như lợi ích cho người dân Trung Quốc.
Hiện vẫn chưa rõ cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Trump khơi mào sẽ kéo dài được bao lâu và liệu các quốc gia khác có đi theo luật chơi mới của Mỹ được hay không. Tuy vậy, trước đây Cựu tổng thống Barack Obama đã từng áp thuế lên Trung Quốc vào năm 2009 và chỉ tồn tại được 3 năm. Ngoài ra, thỏa thuận thương mại mới đây giữa Mỹ và Mexico không chấm dứt được thuế nhôm thép và chưa rõ liệu nước láng giềng này có thỏa mãn để đi theo nền kinh tế số 1 thế giới hay không.
Thay nhau ra đòn
Kể từ ngày 24/9/2018, Mỹ tuyên bố khoảng 189 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc sẽ bị áp thêm thuế đặc biệt 10%. Ngay lập tức, chính quyền Bắc Kinh cam kết đáp trả với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Khoan nói đến nguyên nhân của cuộc chiến, cách thức chiến tranh thương mại xảy ra cũng đang khiến nhiều chuyên gia lo ngại. Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã mất 7 tháng để làm báo cáo về sự bất công trong thương mại với Trung Quốc. Mỗi một mặt hàng bị áp thuế đã được nghiên cứu kỹ và tranh cãi rất nhiều.
Bản báo cáo cuối cùng chỉ được thông qua sau khi văn phòng đã nghiên cứu 6.000 bản tài liệu cũng như có cuộc thảo luận kéo dài 6 ngày. Kết quả là mặc dù Tổng thống Trump cảnh báo giá sản phẩm Apple sẽ tăng do thuế mới nhưng một số mặt hàng như đồng hồ thông minh hay thiết bị bluetooth của Apple lại được bỏ ra khỏi danh sách.
Những nhà hoạch định chính sách cho biết động thái cân nhắc này là nhằm giúp người tiêu dùng có thời gian để chuyển đổi sang những sản phẩm tương đương khác. Thậm chí Bộ trưởng thương mại Wilbur Ross cũng nhấn mạnh rằng việc đánh thuế hàng nghìn sản phẩm sẽ chẳng khiến người dân nước này lưu ý từ nay đến cuối năm do tác động không quá lớn.
Đồng quan điểm, báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs cho thấy mức thuế 10% mới đây sẽ chỉ khiến lạm phát tăng 0,03 điểm phần trăm trong năm nay và 0,05 điểm phần trăm vào năm tới.
Dẫu vậy, giới kinh doanh Mỹ vẫn không hài lòng bởi hơn ¾ số mặt hàng bị áp thuế là nguyên liệu hay thiết bị sản xuất, qua đó ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của các công ty.
Không dừng lại ở đó, Tổng thống Trump đe dọa sẽ áp thuế lên 267 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc nếu chính quyền Bắc Kinh có động thái đáp trả. Trước những lời lẽ cứng rắn này, Trung Quốc tuyên bố sẽ cố gắng giải quyết bằng phương pháp đàm phán hơn là cố gắng làm căng mọi chuyện. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa Trung Quốc chịu thua. Ngày 17/9/2018, chính quyền Bắc Kinh đã ra quyết định hạn chế xuất khẩu những nguyên vật liệu mà các nhà sản xuất tại Mỹ rất cần, một động thái được cho là để đáp trả Tổng thống Trump.
Thời Đại
- Lĩnh vực chế tạo sản xuất của Trung Quốc "ngấm đòn" chiến tranh thương mại
- Cuộc chiến thương mại nóng bỏng nhìn từ hành trình xuyên Thái Bình Dương của một chiếc thắt lưng da
- Công ty Mỹ ở Trung Quốc cảm nhận rõ ràng những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại
- Walmart điêu đứng vì thuế quan của ông Trump
- Hệ lụy không ngờ của chiến tranh thương mại: Thuế quan đang giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc!