EQ thấp còn đáng sợ hơn cả sự ngu ngốc: 4 kiểu người này rất dễ bị "đào thải" ngay khi không chịu ảnh hưởng của dịch bệnh
Những người EQ thấp thường không thể kiểm soát cảm xúc của mình và họ có khả năng gặp phải thất bại trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp.
- 31-03-2020"Làm thế nào để chia 4 quả dưa hấu cho 5 người?": Câu trả lời chứng tỏ nhân tài sở hữu EQ cao, là người mà mọi công ty cần có
- 25-03-2020Bỏ vị trí nhỏ của tập đoàn lớn để thăng chức ở công ty nhỏ, tôi từng thầm mừng vì đi đúng đường cho tới khi... dịch bệnh ập đến
- 22-03-2020Kẻ vô ơn còn đáng sợ hơn cả loài lang sói: Nếu gặp 5 loại người này xung quanh, hãy cố gắng tránh xa!
Trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) hay còn được biết đến là chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient - EQ) của mỗi cá nhân. EQ biểu hiện khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.
Sở hữu một “cái đầu lạnh” tức là ngoài năng lực cá nhân, bạn còn biết kiểm soát hành vi và cảm xúc để hài hòa với mọi người xung quanh. Đôi khi, chúng đóng vai trò quan trọng hơn cả năng lực.
Chẳng hạn như một người thiếu kỹ năng và kinh nghiệm vẫn có thể “sống sót” trong môi trường làm việc nếu họ thể hiện sự hòa đồng, tạo cảm xúc gần gũi và đáng mến. Khi đó, những người xung quanh vẫn sẵn lòng chỉ bảo, hướng dẫn cho người đó tận tình.
Ngược lại, với một người tài giỏi đến mấy nhưng không thể hòa hợp với đồng nghiệp và cấp trên, anh ta rất có khả năng sẽ trở thành mục tiêu bị “đào thải” khỏi môi trường đó.
Trình độ EQ có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn. Đôi khi, EQ thấp cũng là dấu hiệu của người có tính cách vô cảm, vô trách nhiệm, dễ tạo thành ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh.
Dưới đây là 4 hành vi mà người có chỉ số cảm xúc thấp hay làm, nếu gặp kiểu người như vậy, hãy lưu ý.
1. Thường xuyên phàn nàn về mọi thứ
Trong cuộc sống, ai cũng khó tránh những lúc tâm trạng buồn bực và có xu hướng phàn nàn với người khác. Tuy nhiên, nếu hành động này diễn ra quá thường xuyên, thậm chí trở thành thói quen hàng ngày thì đây chính là biểu hiện của một người có EQ thấp.
Cứ chỉ trích, cằn nhằn về mọi người, mọi chuyện xảy ra xung quanh và luôn cảm thấy cả thế giới này đều có lỗi với mình chứng tỏ họ luôn coi mình là trung tâm, muốn điều khiển mọi thứ diễn ra theo đúng ý mình. Đồng thời, hành động này cũng gián tiếp thể hiện năng lực làm chủ cảm xúc yếu kém, không biết cách đối diện và giải quyết vấn đề.
Thực tế, than phiền kể khổ là phương pháp thể hiện cảm xúc vô dụng nhất. Nếu muốn thay đổi bất cứ điều gì, cách trực tiếp duy nhất là hành động. Bạn có thể trình bày quan điểm, ý kiến của mình với chính đương sự, hoặc tự tay lên kế hoạch thay đổi, để những người và vật xung quanh không còn đem lại cảm giác khó chịu nữa.
2. Thường xuyên ngắt lời khi người khác đang nói chuyện
Xung quanh chúng ta ắt hẳn ít nhiều tồn tại những người có thói quen ngắt lời người khác. Trong quá trình giao tiếp, họ luôn cảm thấy những lời người khác nói không đúng, cho nên trực tiếp ngắt lời để nhận xét, hoặc “nhảy” vào câu chuyện một cách bất chợt với tâm lý thích thể hiện.
Đại đa số những người có thói quen xấu này đều không nhận ra tác hại của nó. Họ cho rằng bản thân “nhanh mồm nhanh miệng” hoặc lanh lợi thông minh khi giành được sự chú ý của người khác.
Nhưng trên thực tế, đây là hành vi của người bất lịch sự, không biết lắng nghe và tôn trọng người đối diện. Sẽ chẳng ai ưa thích việc trò chuyện, tâm sự mà bản thân chưa nói được hết câu thì người khác đã “nhảy vào miệng” như vậy cả, nhất là với những người có tuổi tác, chức vị và thâm niên cao hơn.
Thay vào đó, cách nói chuyện, cư xử nhã nhặn và lễ phép mới là phương thức mà người khôn ngoan lựa chọn cho mình.
3. Thường đổ lỗi cho người khác, không tự suy xét về bản thân
Một người thường xuyên buộc tội, đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh xung quanh luôn có thói quen bắt đầu câu nói bằng "Tại vì… cho nên mới…". Họ không dám đứng ra đối mặt với sai lầm của mình mà trốn tránh mọi trách nhiệm bằng cách dựng lên một lá chắn bảo vệ. Những người, sự vật xuất hiện xung quanh đều có thể biến thành “lá chắn” này, tùy vào hoàn cảnh cụ thể.
Khi đứng trước sai lầm, một người có EQ cao sẽ chủ động suy xét về những khuyết điểm của bản thân trước tiên, sau đó tìm cách thay đổi bản thân và phát triển lên một tầm cao mới. Còn với người EQ thấp, họ lười thay đổi, lười quản lý chính mình, nên luôn lựa chọn lùi bước khi đứng trước rủi ro.
Tiến sĩ tâm lý học lừng danh Menis Yousry, tác giả cuốn sách “Tìm lại chính mình” nói rằng: “Những người luôn đổ lỗi cho người khác là những người không bao giờ thành công, bởi bạn sẽ không thể biết được mình thất bại ở điểm gì để lần sau còn rút kinh nghiệm”. Quả đúng như vậy, khi đổ lỗi cho người khác, bạn cũng đang từ bỏ chính cơ hội để thay đổi bản thân mình trở nên tốt hơn.
4. Tính khí nóng nảy, dễ mất bình tĩnh
Có thể nói, nóng nảy, cộc cằn là một cảm xúc bình thường mà bất kỳ ai cũng phải có. Thế nhưng, có những người kiểm soát cơn giận dữ của mình rất tốt, nhưng cũng có người lại chẳng bao giờ làm được việc đó. Chính những ai luôn tỏ thái độ tức giận, không chịu để tâm đến cảm xúc của người khác là minh chứng điển hình cho trí tuệ cảm xúc khá thấp.
Tác phẩm “Binh pháp Tôn Tử” có viết rằng: “Chủ tướng không thể khởi binh khi đang tức giận và không thể chiến đấu khi lòng bực bội.” Sự nóng nảy hay tâm tính thất thường đều sẽ tác động tới năng lực tư duy, khiến chúng ta đưa ra những phán đoán sai lầm và suy nghĩ chủ quan, ảnh hưởng tới thành bại cuối cùng.
Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi nóng. Còn nếu bạn sai, bạn không có quyền nổi nóng. Đây mới là người thông minh thực sự, song đa số mọi người đều không làm được. Chẳng phải tự nhiên mà người ta có một câu nói rằng: “Nhịn được cơn tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày”.
Vì thế, chỉ có những người EQ thấp mới hay cáu gắt, la hét, mắng mỏ, chỉ trích… chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt xung quanh. Khi họ không kiểm soát được cảm xúc của mình và tâm trạng dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, đồng nghĩa với việc họ sở hữu tố chất tâm lý yếu kém. Đây là khuyết điểm vô cùng tại hại, sẽ cản bước một người vươn lên phát triển trong cuộc sống.