MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Ét o ét" giải cứu những cơn nghiện mua sắm bốc đồng: Siết kỷ luật thép, mua 1 thì phải vứt 1, bạn dám chưa?

07-03-2022 - 09:31 AM | Thị trường

“Ét o ét" giải cứu những cơn nghiện mua sắm bốc đồng: Siết kỷ luật thép, mua 1 thì phải vứt 1, bạn dám chưa?

Tại sao chúng ta luôn không ngại "đâm đầu" mua những thứ vô bổ?

Mình có đứa bạn “thân ai nấy lo" có niềm đam mê bất tận với việc mua quần áo mới. Và mới đây, bạn mình mới chi gần 10 triệu sắm đồ mới chỉ trong một buổi tối. Lý do đơn giản là vì bạn thích một chiếc áo sơ mi từ rất lâu rồi, có lương liền “lao" ngay ra cửa hàng múc luôn em nó.

Câu chuyện sẽ chẳng có gì, khi nó nhận ra là không có chân váy hay chiếc quần nào “tông suyệt tông" với cái áo sơ mi đó. Thế là ngay lập tức, một chiếc quần và một cái váy đã “yên vị" trong túi shopping được nó cầm trên tay. Đỉnh điểm là bạn mình còn chọn cả giày, phụ kiện chỉ để phối cùng với chiếc áo sơ mi đó.

“Ét o ét giải cứu những cơn nghiện mua sắm bốc đồng: Siết kỷ luật thép, mua 1 thì phải vứt 1, bạn dám chưa? - Ảnh 1.

Tức là đáng lẽ chỉ chi 1 triệu để mua cái áo nó hằng mong muốn, bạn mình bỏ thêm 9 triệu chỉ để mua đồ “mix & match” cùng. Sự ra đời của một mặt hàng mới (áo sơ mi) dẫn đến mong muốn tiêu thụ nhiều hơn. Hay nó còn được gọi với cái tên “mỹ miều" hơn là “hiệu ứng Diderot".

“Vén màn” thói quen mua đồ không cần thiết

Hiệu ứng Diderot được đặt tên theo nhà triết học nổi tiếng người Pháp Denis Diderot được ghi nhận ban đầu vào thế kỷ 18.

Hiệu ứng Diderot nói rằng việc có được một vật sở hữu mới thường tạo ra một vòng xoáy tiêu dùng dẫn đến việc bạn muốn có được nhiều thứ mới hơn. Kết quả là, chúng ta kết thúc việc mua những thứ mà bản thân trước đây không bao giờ cần để cảm thấy hạnh phúc hoặc thỏa mãn .

Giống như cái cách bạn mình từ mua 1 món đồ “đẻ thêm" 7749 món đồ mới nữa vậy.

Làm sao để kiếm chế "con quỷ" mua sắm trong bạn? 

Cuộc sống này đã đủ hỗn loạn rồi. Đừng để ham muốn mua đồ “ngớ ngẩn" bùng cháy trong chúng ta nữa. Hãy học cách sắp xếp, loại bỏ và tập trung vào những thứ quan trọng.

1. Mắt không thấy, tay không mua

Gần như mọi thói quen đều được bắt đầu bởi một kích hoạt hoặc tín hiệu nào đấy. Một trong những cách nhanh nhất để giảm sức mạnh của Hiệu ứng Diderot là tránh những thói quen gây ra nó ngay từ đầu.

Bỏ “follow" các cửa hàng trên Instagram để tránh trường hợp một ngày đẹp trời, bỗng ta va vào một chiếc váy xinh xinh. Sau đó, “lướt lên lướt xuống” và kết thúc với một đơn ship chục món hàng.

Hoặc hẹn bạn bè ở công viên thay vì các trung tâm thương mại. Đừng “buồn tay buồn chân" lại rủ nhau ghé cửa hàng này cửa hàng kia thì đúng là chỉ còn “cái nịt".

“Ét o ét giải cứu những cơn nghiện mua sắm bốc đồng: Siết kỷ luật thép, mua 1 thì phải vứt 1, bạn dám chưa? - Ảnh 2.

2. Mua các mặt hàng phù hợp với cuộc sống hiện tại

Bạn không cần phải “setup" lại toàn bộ cuộc sống mỗi khi mua một thứ gì đó mới. Khi mua quần áo mới, hãy tìm những món đồ phù hợp với tủ quần áo hiện tại của bạn. Khi nâng cấp lên thiết bị điện tử mới, hãy nhận những thứ phù hợp với các thiết bị hiện tại để có thể tránh mua bộ sạc, bộ điều khiển hoặc cáp mới.

3. Đặt giới hạn cho bản thân

Hãy tự đặt ra những giới hạn, thiết lập ngân sách và chỉ tiêu trong khoảng cho phép đó. Nếu tháng này bạn tiêu nhiều hơn so với dự định, hãy cắt giảm số tiền đó trong tháng sau. Hãy tự “trừng phạt” mình để ghi nhớ thói quen kỷ luật trong chi tiêu.

“Ét o ét giải cứu những cơn nghiện mua sắm bốc đồng: Siết kỷ luật thép, mua 1 thì phải vứt 1, bạn dám chưa? - Ảnh 3.

4. Mua một, cho đi một

Mỗi lần bạn mua hàng mới, hãy cho đi một thứ gì đó. Nhận một chiếc TV mới? Hãy cho đi cái cũ của bạn hơn là chuyển nó sang phòng khác. Ý tưởng là để ngăn số lượng mặt hàng sắm sanh của bạn tăng lên. Hoặc nếu sắt đá hơn, khi mua 1 món đồ mới, bạn buộc phải bỏ đi 1 món đồ cũ. Có như vậy bạn mới nghiêm túc mới việc cân nhắc thật kỹ trước khi mua đồ.

5. Hãy buông bỏ thói quen “hứng lên" là mua

Mong muốn là vô tận. Bạn sẽ rất khó để có thể thực hiện hết ham muốn vốn có của bản thân. Vì đơn giản là chúng ta sẽ luôn muốn “hơn".

Nhận một chiếc Honda mới? Bạn có thể muốn nâng cấp lên một chiếc Mercedes. Nhận một chiếc Mercedes mới? Bạn có thể nâng cấp lên Bentley. Nhận một chiếc Bentley mới? Bạn có thể muốn nâng cấp lên một chiếc Ferrari. Nhận một chiếc Ferrari mới?

Bạn đã nghĩ đến việc mua một chiếc máy bay riêng chưa? Mong muốn chỉ là một lựa chọn của tâm trí, không phải là mệnh lệnh bạn phải tuân theo.

“Ét o ét giải cứu những cơn nghiện mua sắm bốc đồng: Siết kỷ luật thép, mua 1 thì phải vứt 1, bạn dám chưa? - Ảnh 4.

Xu hướng tự nhiên của chúng ta là tiêu dùng nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Để kiểm soát bản thân tốt hơn, hãy thực hiện từng bước một. Giảm bớt ham muốn mua sắm “vô tội vạ" sẽ giúp bạn dễ thở hơn rất nhiều.

Mục tiêu không phải là loại bỏ hoàn toàn mua sắm ra khỏi cuộc sống, hãy tối ưu hoá quá trình này. Chỉ mua sắm những món đồ thật sự cần thiết và có giá trị với bạn.

Trích lời của Diderot, “Hãy để ví dụ của tôi dạy cho bạn một bài học. Nghèo đói có những quyền tự do của nó; sự sang trọng có những trở ngại của nó."

Ảnh: Tổng hợp

https://kenh14.vn/et-o-et-giai-cuu-nhung-con-nghien-mua-sam-boc-dong-siet-ky-luat-thep-mua-1-thi-phai-vut-1-ban-dam-chua-20220305170206749.chn

Theo RIKA, DESIGN: KIM TRANG

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên