EU có thể "hoãn" quyết định về đàm phán thành viên chính thức với Ukraine
EU có thể không bắt đầu các cuộc đàm phán thành viên chính thức với Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12 năm nay như dự kiến ban đầu.
- 18-11-2023Trung Quốc ‘gây sốc’ khi xây cầu 1.300 tấn…chỉ trong 36 tiếng, báo nước ngoài phải ngỡ ngàng: ‘Kỳ tích, thời gian thật đáng kinh ngạc’
- 18-11-2023Thế giới ngỡ ngàng trước cây cầu trụ nghiêng 80 độ, cong như ‘vó câu giữa trời’, phải dùng trực thăng để lắp ráp mà chỉ tốn chưa đến 30 tỷ đồng
- 18-11-2023Công bố danh sách 20 mật khẩu phổ biến nhất thế giới, tin tặc mất chưa đầy 1 giây bẻ khoá: Chuyên gia cảnh báo ‘đổi ngay còn kịp’
Thay vào đó, EU có thể dời lại vấn đề này tới tháng 3/2024, Reuters hôm 17/11 dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của EU cho biết.
Hungary có khả năng có thể ngăn chặn sự đồng thuận cần thiết để mở các cuộc đàm phán thành viên chính thức EU với Ukraine.
Một số nhà lãnh đạo EU đã đề xuất đưa chủ đề này vào hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3/2024, sau khi Ủy ban châu Âu có thời gian đánh giá liệu Ukraine có đáp ứng tất cả các điều kiện của EU hay không.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban hồi đầu tháng 11 cảnh báo rằng Ukraine "hoàn toàn chưa sẵn sàng" cho các cuộc đàm phán về tư cách thành viên EU. Trong khi đó, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto gọi việc khối này thậm chí còn thử đánh giá sự tuân thủ của Kiev trong khi chiến tranh đang diễn ra là "vô lý".
Trong khi EU nhiều lần tuyên bố sẽ sát cánh cùng Ukraine "miễn là có thể", một quan chức giấu tên nói với Reuters rằng các cuộc thảo luận mới nhất nhằm "kiểm tra thực tế" về chính sách này, và các nhà lãnh đạo quốc gia "nhận ra rằng nó khá tốn kém".
"Chúng tôi không thể cho phép Ukraine phá sản, đó không phải là một lựa chọn cho chúng tôi. Nhưng điều đó không hề dễ dàng", quan chức này nói. "Làm thế nào để chúng tôi trả tiền cho việc này?"
Đề xuất của Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cam kết bổ sung 50 tỷ Euro (54 tỷ USD) cho Ukraine cho đến năm 2027 đã bị chỉ trích "từ nhiều phía", không chỉ bởi Hungary.
Đức là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho EU. Tuy nhiên, vào đầu tuần này, tòa án hiến pháp Đức đã chặn kế hoạch của Thủ tướng Olaf Scholz tái sử dụng 60 tỷ Euro (65,21 tỷ USD) trong quỹ đại dịch chưa sử dụng cho "quỹ biến đổi và khí hậu" của nước này. Quan chức này nói với Reuters rằng điều này càng trói buộc Berlin hơn trong việc viện trợ cho Ukraine.
Mỹ đã đề xuất giảm số tiền viện trợ kinh tế cho Kiev xuống 275 triệu USD mỗi tháng, với kỳ vọng rằng EU, Canada và Nhật Bản sẽ giải quyết khoản thiếu hụt này.
Trong khi đó, cựu Thủ tướng Ukraine, ông Nikolay Azarov ước tính rằng 75% ngân sách của Kiev đến từ các khoản tài trợ hoặc cho vay của phương Tây vào thời điểm này. Và chính phủ của Tổng thống Zelensky sẽ không thể trả lương tháng 10 nếu không nhận được 1,5 tỷ Euro từ EU chuyển cho Ukraine.
Một quan chức giấu tên nói với Reuters: "Các thành viên đã nói rất rõ ràng rằng đến một lúc nào đó chúng ta cần chấm dứt tình trạng này. Sự đồng thuận là tiếp tục hỗ trợ Ukraine, nhưng một số câu hỏi về vấn đề này đang được đặt ra".
VTV