MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

EU sẽ là thị trường tỷ đô cho xuất khẩu tôm Việt Nam?

01-03-2019 - 15:16 PM | Thị trường

EU đang là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam với kim ngạch trên 800 triệu USD/năm. Trong năm nay, ngành hàng tôm đang kỳ vọng sẽ đạt mốc xuất khẩu 1 tỷ USD vào thị trường này.

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, năm 2018, xuất khẩu (XK) tôm sang EU đạt 838,3 triệu USD, giảm 2,8% so với năm 2017. Sở dĩ xuất khẩu tôm sang EU bị giảm nhẹ là do giá tôm xuất khẩu giảm mạnh trên toàn cầu trong nửa cuối năm 2018, chứ không phải do nhu cầu tiêu thụ giảm.

Mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 4,2 tỷ USD trong năm 2019, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu với từng thị trường cụ thể cũng đã được đặt ra. Tận dụng lợi thế từ FTA, ngành tôm sẽ tập trung phấn đấu để EU trở thành thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam với kim ngạch đạt 1 tỷ USD.

Với thực lực của ngành và tiềm năng lớn mạnh sẵn có chưa được phát huy hết bên cạnh các cơ hội tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khi các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước được ký kết và có hiệu lực như CPTPP, EVFTA… ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng XK, phấn đấu đạt mức 10 tỷ USD vào năm 2019, trong đó con tôm được trao sứ mệnh đạt 4,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD vào thị trường EU, VASEP cho rằng, các doanh nghiệp phải tiếp tục tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm tôm theo các Chứng nhận quốc tế. Ở Châu Âu, trong khi các nước Nam và Đông Âu chưa có nhiều nhu cầu đối với tôm đạt chứng nhận ASC, thì các khu vực còn lại đang ưu tiên lựa chọn sản phẩm tôm từ những vùng nuôi có chứng nhận này.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần rà soát lại các sản phẩm tôm có chứng nhận ASC, coi đó là yếu tố chủ đạo để đẩy mạnh xuất khẩu vào EU. Đồng thời tích cực tạo ra tâm lý tiêu dùng sản phẩm tôm có chất lượng hướng đến ASC.

Về mặt thị trường, ngành tôm sẽ tập trung vào các thị trường chủ lực ở EU như Anh, Hà Lan, Đức...rất tiềm năng của tôm Việt Nam.

Thị trường Trung Quốc ngày càng quan tâm nhiều hơn các sản phẩm có chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự đa dạng về nhu cầu, quy cách chế biến, phương thức XK cũng như tôm Việt Nam đang có lợi thế về ưu đãi thuế quan sẽ là các động lực thúc đẩy gia tăng XK.

Tận dụng lợi thế từ FTA, ngành tôm sẽ tập trung phấn đấu để EU trở thành thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam với kim ngạch đạt 1 tỷ USD. Nhóm 4 thị trường còn lại: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đẩy mạnh tăng trưởng với kim ngạch cộng dồn đạt 3 tỷ USD.

Tùng Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên