Euro 2016: Nhà đầu tư có 'bỏ' thị trường đi xem bóng đá?
Trong lịch sử các kỳ diễn ra World Cup hay Euro, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những diễn biến khá khó lường. Liệu rằng World Cup/Euro và thị trường chứng khoán có mối quan hệ nhất định nào đó?
- 02-06-2016Thông tư 06 tác động thế nào tới thị trường chứng khoán
- 27-05-2016Money Week: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang siêu rẻ
- 26-05-2016"Cắt" cho vay ký quỹ đối với NĐT nước ngoài ảnh hưởng ra sao đến thị trường chứng khoán?
Chỉ còn vài ngày nữa là sự kiện thể thao rất được mong chờ trong năm nay là Euro 2016 sẽ diễn ra từ ngày 11/6 - 11/7/2016 tại nước Pháp với sự góp mặt của 24 đội bóng hàng đầu Châu Âu.
Tuy nhiên khi cơn sốt bóng đá đang nở rộ thì các nhà đầu tư chứng khoán lại khá lo lắng bởi sự kiện này có thể mang lại những rắc rối đáng kể cho thị trường chứng khoán. Liệu rằng các nhà đầu tư có bỏ quên thị trường chứng khoán để xem bóng đá?
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời 2000, đã trải qua 4 kỳ World Cup vào các năm 2002, 2006, 2010 và 3 kỳ Euro vào năm 2004, 2008 và 2012, trong đó do mới chỉ bắt đầu giao dịch vào 14/7/2005 nên Sở GDCK Hà Nội (HNX) chỉ trải qua 3 kỳ World Cup và 2 kỳ Euro.
Theo thống kê của NDH, trong thời gian diễn ra hai sự kiện bóng đã lớn của thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những diễn biến khá khó lường.
Trên sàn HOSE, tính riêng hai phiên giao dịch trước và sau kỳ World Cup và Euro có thể thấy:
Năm 2002, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước World Cup ở mức 202,06 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau World Cup là 202,06 điểm, giảm 1,71 điểm (-0,84%).
Năm 2004, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước Euro ở mức 248,44 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau Euro là 247,27 điểm, giảm 1,17 điểm (-0,47%).
Năm 2006, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước World Cup ở mức 548,79 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau World Cup là 504,98 điểm, giảm 43,81 điểm (-7,98%).
Năm 2008, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước Euro ở mức 384,24 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau Euro là 399,4 điểm, tăng 15,16 điểm (3,95%).
Năm 2010, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước World Cup ở mức 500,51 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau World Cup là 499,93 điểm, giảm 0,58 điểm (-0,12%).
Năm 2012, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước Euro ở mức 434,41 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau Euro là 413,09 điểm, giảm 21,32 điểm (-4,9%).
Năm 2014, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch trước World Cup ở mức 573,77 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau World Cup là 589,31 điểm, tăng 15,54 điểm (2,71%).
Như vậy, chỉ số VN-Index đã có 5 lần giảm điểm sau các kỳ World Cup và Euro.
Còn đối với chỉ số HNX-Index trong năm diễn ra World Cup và Euro, chỉ số này có những diễn biến khá khó lường.
Năm 2006, HNX-Index đóng cửa phiên giao dịch trước World Cup ở mức 207,95 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau World Cup là 184,62 điểm, giảm 23,33 điểm (-11,22%).
Năm 2008, HNX-Index đóng cửa phiên giao dịch trước Euro ở mức 111,65 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau Euro là 112,67 điểm, tăng 1,02 điểm (0,91%).
Năm 2010, HNX-Index đóng cửa phiên giao dịch trước World Cup ở mức 157,06 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau World Cup là 157,57 điểm, tăng nhẹ 0,51 điểm (0,32%).
Năm 2002, HNX-Index đóng cửa phiên giao dịch trước Euro ở mức 75,78 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau Euro là 69,21 điểm, giảm 6,66 điểm (-8,78%).
Năm 2014, HNX-Index đóng cửa phiên giao dịch trước World Cup ở mức 76,29 điểm và mở cửa phiên giao dịch đầu tiên sau World Cup là 80,23điểm, tăng 3,94 điểm (5,16%).
Như vậy, chỉ số HNX-Index đã có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm điểm trong ngày giao dịch đầu tiên sau sự kiện World Cup và Euro. Tuy nhiên, mức giảm của chỉ số này sau hai sự kiện trên có biên độ rộng rất rộng.
Tóm lại, với việc sự kiện thể thao đáng chú ý nhất trên thế giới là World Cup hay Euro diễn ra sẽ thu hút hàng được sự quan tâm đáng kể từ nhiều nhà đầu tư và thị trường chứng khoán vì thế cũng không thể tránh khỏi một sự xao nhãng nhất định.
Trước đó, các nhà phân tích đã cảnh báo rằng tháng 6 có thể sẽ là tháng tồi tệ nhất của năm 2016 đối với các thị trường chứng khoán trên thế giới. Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, nhà quản lý quỹ Michael Browne của công ty Martin Currie cho biết 8 trong số 10 tháng 6 gần đây đã chứng kiến màu đỏ trên thị trường. Ông Browne khẳng định rằng đây là tháng tồi tệ nhất cho thị trường chứng khoán trong 10 năm trở lại đây.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng bởi tuần trước, Chủ tịch FED – bà Janet Yellen – đã nói rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hoàn toàn có khả năng tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào giữa tháng 6 này nếu những số liệu kinh tế được cải thiện.
Người đồng hành