EVN: Có thêm khoảng 3.200 tỷ đồng từ tăng giá điện chỉ giúp giảm bớt một phần khó khăn
Đại diện Tập đoàn EVN khẳng định, dù mức doanh thu tăng thêm, song đây cũng chỉ giảm bớt khó khăn cho EVN.
- 09-11-2023Giá điện tăng không tác động nhiều đến người nghèo, người yếu thế
- 08-11-2023Trả giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ
- 31-10-2023Giá điện 2023 đã tăng, vì sao giá sản xuất vẫn cao hơn giá bán lẻ bình quân?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thông báo tăng giá điện bán lẻ bình quân 4,5% từ mức 1.920,37 đồng lên 2.006,79 đồng/kWh, đại diện EVN cho biết với mức tăng này EVN thu thêm hơn 3.200 tỷ đồng từ nay đến cuối năm.
Cụ thể thông tin tại cuộc họp chiều nay, ông Nguyễn Đình Phước, Kế toán trưởng EVN cho biết, để đảm bảo an sinh xã hội và các chỉ tiêu kinh tế xã hội, EVN đề xuất tăng ở mức vừa phải là 4,5%.
"Việc tăng sẽ giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỷ đồng từ nay tới cuối năm, giúp tập đoàn giảm một phần khó khăn của năm 2023", ông Phước nêu.
Đại diện EVN giải thích năm 2023, một vài thông số đầu vào ảnh hưởng tới chi phí, trong đó sản lượng thuỷ điện - nguồn điện giá rẻ - giảm 17 tỷ kWh. Giá các nhiên liệu đầu vào duy trì ở mức cao, như than nhập khẩu tăng 186% so với 2020; than trong nước tăng gần 30-46% so với giá năm 2021. Giá dầu cũng tăng 18% so với 2021, nhất là tỷ giá ngoại tệ tăng gần 4%, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí mua điện và giá thành điện của EVN.
Liên quan đến tác độ của tăng giá điện có thể ảnh hưởng đến đời sống người dân và doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN, cho biết: Chính phủ vẫn hỗ trợ người nghèo, hộ chính sách xã hội.
Đối tượng người nghèo và người yếu thế sẽ tác động lớn khi giá điện tăng. Tuy nhiên, đa phần khách hàng này sử dụng điện dưới 50kWh và theo Quyết định 28 của Thủ tướng, Chính phủ hỗ trợ số tiền tương đương với 30 kWh điện đối với hộ nghèo với điều kiện họ sử dụng dưới 50kWh/tháng. Còn đối với hộ sử dụng nhiều điện, đơn cử hộ từ 400 kWh trở lên, mỗi tháng sẽ phải trả thêm số tiền tương ứng 55.000 đồng.
VTV