Facebook mở chương trình đào tạo chống khủng bố
Facebook Inc sẽ tung ra một chương trình đào tạo và tài trợ cho các tổ chức địa phương để chống lại các nội dung cực đoan trên mạng.
- 18-06-2017Google là "Chúa", Facebook là "Tình yêu" còn Uber là "Kẻ khó ưa"
- 27-05-2017Bên trong kế hoạch thâu tóm thị trường trị giá 350 tỷ USD của Facebook
- 26-05-2017Tham vọng chính trị ẩn trong bài diễn văn tốt nghiệp Harvard của ông chủ Facebook
- 17-05-2017Hai gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc cho Facebook và Amazon "hít bụi" về mức tăng cổ phiếu
- 09-05-2017Đại diện Facebook xin lỗi về vụ sập mạng ở nhiều quốc gia
Anh sẽ là quốc gia đầu tiên triển khai chương trình này. Động thái nói trên nằm trong nỗ lực của gã khổng lồ Internet nhằm cố gắng kiềm chế ngôn ngữ thù địch và nội dung bạo lực trên các dịch vụ của mình.
Tuần trước Facebook vừa tuyên bố sẽ đưa ra những nỗ lực mới nhằm loại bỏ nội dung khủng bố và cực đoan ra khỏi nền tảng của mạng xã hội này. Và trong tuyên bố mới nhất vào thứ Sáu (23/6), công ty khẳng định sẽ đưa Sáng kiến Online Civil Courage Initiative vào Anh
Chương trình này sẽ đào tạo các tổ chức phi chính phủ để giúp họ theo dõi và phản hồi lại nội dung cực đoan và tạo ra một bộ phận chuyên hỗ trợ để có thể liên lạc trực tiếp với Facebook.
Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành của Facebook, nói: "Không có chỗ cho sự thù hận hoặc bạo lực trên Facebook. Chúng tôi sử dụng công nghệ như trí thông minh nhân tạo để tìm kiếm và loại bỏ các nội dung tuyên truyền khủng bố và chúng tôi có đội ngũ chuyên gia kiểm duyệt và chuyên gia chống khủng bố trên toàn thế giới, những người đang cố gắng ngăn cản những nội dung cực đoan xuất hiện trên nền tảng của chúng tôi".
Chính phủ Anh đã chỉ trích mạnh mẽ các công ty Internet ở Thung lũng Silicon do không hành động nhanh chóng để gỡ bỏ những nội dung tuyên truyền cực đoan trên mạng và hỗ trợ "những nơi an toàn" để những kẻ cực đoan có thể gây ra sau một loạt vụ tấn công trong những tháng gần đây ở London và Manchester.
Facebook, Google của Alphabet và Twitter đã đáp lại bằng cách khẳng định rằng họ đã đầu tư mạnh và tuyển dụng hàng ngàn người để gỡ bỏ những nội dung thù hận và bạo lực trong hai năm qua. Các nhà phân tích an ninh cho biết rằng những nỗ lực này đã làm giảm đáng kể việc sử dụng các nền tảng nói trên nhằm tuyển mộ những người theo chủ nghĩa khủng bố, tuy nhiên các công ty vẫn cần nỗ lực hơn nữa.
Thủ tướng Theresa May đã tìm cách tranh thủ ý kiến của công dân Anh để buộc các công ty Internet Mỹ hợp tác chặt chẽ với chính phủ thay vì đề xuất các bộ luật hoặc chính sách mới.
Đầu tuần này, tại một cuộc họp ở Brussels, bà May đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đồng ý tham gia vào việc gây áp lực lên các công ty công nghệ để "loại bỏ nội dung khủng bố khỏi Internet bằng tất cả các ngôn ngữ của chúng tôi".
Bà kêu gọi các công ty Internet thay đổi từ việc loại bỏ nội dung khi họ được thông báo sang sử dụng các công cụ phát hiện và gỡ bỏ tự động - và trên hết là ngăn không cho những nội dung này xuất hiện trên các nền tảng của họ ngay từ đầu.