Facebook thời oanh liệt có cả điện thoại với nút "F" riêng, giờ lại bị tẩy chay trên toàn cầu
Nếu như ngày nay, làn sóng tẩy chay Facebook đang diễn ra mạnh mẽ, thì khoảng hơn 10 năm trước, một vài nhà sản xuất còn cố đưa nút cứng để truy cập Facebook và điện thoại của họ, cho thấy sự hấp dẫn của Facebook vào thời ấy.
- 09-02-2022Hoá ra tất cả đã bị Mark Zuckerberg lừa: Vốn hoá giảm mạnh đang giúp Facebook thoát khỏi một vụ kiện, kêu khóc bị TikTok cạnh tranh chỉ là chiêu trò
- 08-02-2022Mark Zuckerberg doạ đóng cửa Facebook, Instagram tại châu Âu, đại diện EU nói luôn: 'Cuộc sống sẽ tốt hơn nhiều khi không có Facebook'
- 07-02-2022Facebook vừa có một quý tệ nhất từ trước đến nay nhưng phản ứng của CEO Mark Zuckerberg mới khiến người ta thất vọng - sai lầm cơ bản mà bất cứ CEO nào cũng cần tránh
Ngày nay, smartphone thường chỉ có 3 nút là tăng, giảm âm lượng và nút nguồn, với một số ngoại lệ như nút dành cho trợ lý ảo. Tuy nhiên, quay trở lại vào đầu những năm 2010, bạn có thể thấy cả nút chụp ảnh trên smartphone, nhưng có một số điện thoại thời đó đi kèm với một phím cứng thậm chí còn kỳ lạ hơn, đó là nút… truy cập Facebook.
Nếu như ngày nay, làn sóng tẩy chay Facebook đang diễn ra mạnh mẽ, thì khoảng hơn 10 năm trước, một vài nhà sản xuất còn cố đưa nút cứng để truy cập Facebook và điện thoại của họ, cho thấy sự hấp dẫn của Facebook vào thời ấy.
HTC đã ra mắt hai thiết bị vào năm 2011 đi kèm với nút Facebook chuyên dụng. Đầu tiên là HTC Status, hoặc ChaCha tùy thuộc vào khu vực, được trang bị bàn phím và màn hình cảm ứng nhỏ. Sau đó là HTC Salsa, một thiết bị cảm ứng hoàn toàn. Cả hai đều có một phím tắt Facebook được đặt một cách lạc lõng ở cạnh dưới của điện thoại.
HTC ChaCha
Nhấn phím này cho phép bạn nhanh chóng truy cập Facebook để chia sẻ ảnh, video và cập nhật trạng thái. Nghe có vẻ khá “vô tích sự” vào ngày nay, nhưng đó là một ý tưởng có phần thú vị vào thời điểm đó.
Hãy nhớ rằng đây là thời kỳ mà các tệ nạn trên mạng xã hội chưa rộng rãi như bây giờ. Đây cũng là thời điểm mà các hành vi sai trái về quyền riêng tư của Facebook vẫn chưa xảy ra hoặc chưa được biết đến.
HTC Salsa
Hai thiết bị HTC khi ra mắt đều hướng đến phân khúc phổ thông, có chipset lõi đơn 800Mhz, RAM 512MB và dung lượng lưu trữ 512MB có thể mở rộng. Chúng có camera sau 5MP, camera selfie VGA và cài sẵn Android 2.3 Gingerbread.
HTC cũng không phải là hãng điện thoại duy nhất nghĩ đến việc tích hợp nút Facebook trên máy, Nokia cũng thấy nút này là cần thiết cho giới trẻ và đã tích hợp nó trên chiếc điện thoại Asha vào năm 2012.
Nokia Asha
Tuy nhiên, HTC cuối cùng đã đi xa hơn thế nữa, họ ra mắt một chiếc điện thoại Facebook thật sự vào năm 2013, chiếc HTC First.
Về mặt cấu hình, đây không phải là một sản phẩm hướng đến phân khúc phổ thông như ChaCha và Salsa, nó không kém cạnh so với HTC One Mini hay Galaxy S4 Mini. Máy có chip Snapdragon 400, RAM 1GB, dung lượng lưu trữ 16GB, camera sau 5MP và camera trước 1.6MP.
HTC First
Đây vẫn là một chiếc smartphone Android với hệ điều hành Android 4.1 được cài sẵn, tuy nhiên, HTC đã trang bị cho nó giao diện Facebook Home. Vào năm 2013, Facebook đã thể hiện tham vọng lấn sân vào thị trường smartphone bằng cách phát triển giao diện cho điện thoại.
Màn hình khóa của Facebook Home hiển thị cập nhật trạng thái từ bạn bè, cho phép bạn thả Like và nhận xét về các bài đăng mà không cần mở khóa điện thoại (đối với những ai kỹ tính hơn, họ có thể thay đổi tùy chọn này để phải mở khóa trước).
Giao diện Facebook Home
Facebook Home cũng cung cấp một cách nhanh hơn để đăng các cập nhật trạng thái cũng như mang đến tính năng Chat Heads đã trở thành mặc định trên Messenger kể từ đó.
Giao diện Facebook Home
Tuy nhiên, Facebook Home có một số hạn chế khiến cho một hệ điều hành mở như Android lại trở nên khá tù túng, chẳng hạn như không thể sử dụng các widget trên màn hình chính và nói chung là thiếu khả năng tùy chỉnh.
HTC First rõ ràng là không được người dùng đón nhận như mong đợi và nhà mạng AT&T đã cắt giảm giá hợp đồng của điện thoại từ 99 USD xuống chỉ còn 0.99 USD trong chưa đầy một tháng sau khi ra mắt. Nhà mạng này sau đó đã quyết định từ bỏ HTC First chỉ vài ngày sau đó do doanh số bán hàng quá chậm.
Kể từ đó, chúng ta đã không thấy một chiếc smartphone chuyên Facebook nào nữa.
Thật khó có thể tưởng tượng bất kỳ nhà sản xuất nào dám tung ra smartphone có nút Facebook, hay smartphone chuyên Facebook, vào năm 2022 trước nhiều vụ bê bối về quyền riêng tư xung quanh mạng xã hội này. Nhưng mọi thứ rõ ràng là rất khác biệt vào năm 2011.
Cổ phiếu Meta (công ty mẹ Facebook) liên tục lao dốc trong suốt 2 tuần qua. Điều này khiến vốn hoá gã khổng lồ Big Tech tụt thảm và bốc hơi kỷ lục hơn 200 tỷ USD.
Tình hình Facebook trong thời gian qua cũng không sáng sủa cho lắm. Từ tháng 4 năm 2021, Apple cho phép người dùng iPhone được phép chọn ứng dụng nào có thể theo dõi hành vi của họ trên thiết bị. Google cũng được cho là sẽ theo chân Apple trong thời gian tới để bảo vệ người dùng Android. Điều này tác động lớn đến doanh thu của các nền tảng kiếm tiền dựa vào quảng cáo như Facebook.
Bên cạnh đó, sau loạt bê bối dữ liệu, cổ phiếu Meta (công ty mẹ Facebook) liên tục lao dốc trong suốt 2 tuần qua. Điều này khiến vốn hoá gã khổng lồ Big Tech tụt thảm và bốc hơi kỷ lục hơn 200 tỷ USD.
Như vậy, theo số liệu của Bloomberg, với giá trị thị trường hiện chỉ còn 565 tỷ USD, Meta chính thức rời top 10 các công ty giá trị nhất thế giới. Tập đoàn này hiện chỉ đứng thứ 11, sau Tencent Holdings của Trung Quốc. Năm ngoái, Meta từng giữ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng với mức vốn hoá thị trường hơn 1.000 tỷ USD.
Tham khảo: AA
Pháp luật & Bạn đọc