MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

FDA khuyến cáo vứt ngay chiếc thớt xuất hiện dấu hiệu này trên bề mặt dù chưa đến hạn thay nếu không sẽ dễ gây ung thư gan

30-11-2021 - 16:20 PM | Sống

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo thớt không còn an toàn, là nơi cư trú của ổ vi khuẩn, nấm mốc gây ung thư gan, xứng đáng thay thớt mới để tránh gây bệnh cho cả gia đình.

FDA khuyến cáo: Mặt thớt gỗ không bằng phẳng, xuất hiện nhiều vết lõm sâu, khe nứt là ổ chứa vi khuẩn gây bệnh.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo thêm, vết lõm sâu trên thớt luôn ẩm ướt, thêm mùn gỗ cư trú làm phát sinh nấm mốc, dễ bị ngộ độc cấp tính, ung thư gan.

Giới chuyên gia khuyên, dùng thớt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần rửa sạch, phơi, sấy khô, có thể sấy trên bề mặt bếp gas rồi mới treo trong bếp.

Dấu hiệu thớt chưa đến hạn cũng cần thay ngay: Thớt có nhiều vết dao băm chặt

Theo FDA, thớt là một trong những đồ dùng cần thiết trong gia đình. Khi thớt xuất hiện nhiều dấu vết của dao băm chặt, bề mặt thớt kém bằng phẳng thì cần bỏ đi ngay. Điều này đặc biệt khuyến cáo với những loại thớt gỗ . FDA công nhận, những vết lõm siêu nhỏ hình thành trên mặt thớt gỗ là ổ chứa của vô số những loại vi khuẩn dù cho bạn có rửa sạch thớt cũng không đảm bảo sạch hoàn toàn tại những khe nứt này được.

FDA khuyến cáo vứt ngay chiếc thớt xuất hiện dấu hiệu này trên bề mặt dù chưa đến hạn thay nếu không sẽ dễ gây ung thư gan - Ảnh 1.

FDA khuyến cáo khi thớt xuất hiện nhiều dấu vết của dao băm chặt, bề mặt thớt kém bằng phẳng thì cần bỏ đi ngay.

Trong cuộc sống hàng ngày của người Việt, dùng thớt để băm chặt thức ăn là chuyện diễn ra thường xuyên. Mẹ nội trợ dùng thớt để chặt thịt sống, thái thịt chín, thớt để thái băm rau củ quả tùy thích theo món. Nói chung, chiếc thớt gỗ gắn bó rất mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người Việt. Thế nhưng một vật dụng hữu ích như thế lại thường bị lãng quên thời gian định kỳ thay mới, nói gì đến việc để ý có nhiều vết nứt lõm trên thớt là phải bỏ đi ngay?

Sự thật là vậy. Một chiếc thớt dù là thớt gỗ hay thớt nhựa, nếu vẫn còn băm chặt tốt, không có vấn đề gì xảy ra, chúng ta hiếm khi nghĩ đến chuyện thay mới. Nhất là thớt đang còn hạn sử dụng, xuất hiện vết lõm do băm chặt, với nhiều người, không phải là vấn đề khiến họ bận tâm.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ, khi sử dụng thớt, nhất là thớt gỗ, bề mặt thớt bị băm chặt gây ra các vết nứt lõm thì nguy cơ bị nhiễm độc, ung thư gan cực cao.

FDA khuyến cáo vứt ngay chiếc thớt xuất hiện dấu hiệu này trên bề mặt dù chưa đến hạn thay nếu không sẽ dễ gây ung thư gan - Ảnh 2.

Khi sử dụng thớt, nhất là thớt gỗ, bề mặt thớt bị băm chặt gây ra các vết nứt lõm thì nguy cơ bị nhiễm độc, ung thư gan cực cao.

"Nguyên nhân bởi những vết lõm sâu thường luôn ẩm ướt hơn những khu vực khác trên mặt thớt, thêm mùn gỗ cư trú có thể làm phát sinh nấm mốc. Dùng thớt có dấu hiệu này, bạn có nguy cơ bị ngộ độc cấp tính, về lâu dài có thể phát triển thành bệnh mãn tính như ung thư gan", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Dùng thớt đảm bảo vệ sinh, tránh mắc bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau

Theo chuyên gia, dù là loại thớt nào chăng nữa, bạn cần chú ý vệ sinh thớt thật sạch theo những nguyên tắc sau:

- Dùng nước rửa chén bát và giẻ rửa bát hoặc cọ xoong nồi để làm sạch hoàn toàn bề mặt sau khi sử dụng.

- Sau đó cần đem đi phơi khô hoặc sấy khô mới đảm bảo được diệt khuẩn tối đa.

- Thớt chỉ nên treo trong bếp khi đã được phơi khô cong. Ngoài ra cần chú ý không treo thớt gỗ đã phơi khô ở khu vực gần bồn rửa hoặc chỗ ẩm ướt trong nhà bếp. Nên treo lên tường, cách xa những khu vực này.

FDA khuyến cáo vứt ngay chiếc thớt xuất hiện dấu hiệu này trên bề mặt dù chưa đến hạn thay nếu không sẽ dễ gây ung thư gan - Ảnh 3.

Thớt chỉ nên treo trong bếp khi đã được phơi khô cong.

"Nhất là với thớt gỗ, điều này càng đúng. Đặc tính của thớt gỗ là làm bằng gỗ nên có tính hút ẩm, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở trên mặt thớt. Nếu chỉ rửa sạch rồi treo lên trong nhà bếp cho khô thì thớt lúc này vẫn không đảm bảo được làm khô hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng. Chưa kể việc treo trong nhà bếp gần chỗ bồn rửa hay khu vực ẩm ướt, thớt gỗ càng khó có thể khô cong được. Do đó, cách làm này có thể khiến thớt gỗ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn sinh bệnh cũng như dễ bị nấm mốc tấn công", chuyên gia giải thích thêm.

- Trong điều kiện thời tiết không cho phép như những ngày trời mưa, trời thiếu nắng..., ông Thịnh khuyên, sau khi rửa sạch thớt gỗ và để ráo nước, người dân có thể hong khô thớt hoàn toàn trên bếp gas. Đây cũng là cách an toàn, sạch sẽ được nhiều mẹ nội trợ áp dụng.

FDA khuyến cáo vứt ngay chiếc thớt xuất hiện dấu hiệu này trên bề mặt dù chưa đến hạn thay nếu không sẽ dễ gây ung thư gan - Ảnh 4.

Đôi khi người dân không cần quá quan trọng hóa vấn đề thớt gỗ dùng nhiều năm phải vứt bỏ vì có những loại thớt làm từ gỗ tốt, gỗ lâu năm vẫn có thể dùng nhiều năm.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh, đôi khi người dân không cần quá quan trọng hóa vấn đề thớt gỗ dùng nhiều năm phải vứt bỏ vì có những loại thớt làm từ gỗ tốt, gỗ lâu năm vẫn có thể dùng nhiều năm. Tuy nhiên bạn cần chắc chắn mặt thớt không có vết lõm, khe nứt, xơ gỗ xuất hiện để tránh tạo ổ vi khuẩn lây bệnh cho cả gia đình.

Theo TH

Nhịp sống Việt

Trở lên trên