MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

FE CREDIT: Không đổi khó khăn của khách hàng lấy lợi nhuận

02-11-2021 - 08:00 AM | Thị trường

FE CREDIT: Không đổi khó khăn của khách hàng lấy lợi nhuận

Nếu năm 2019 FE CREDIT thay đổi mô hình kinh doanh đã mang lại tăng trưởng lợi nhuận hơn 1,2 lần thì năm 2021 sự thay đổi chiến lược kinh doanh theo hướng cùng cả nước chống dịch đang giúp FE CREDIT củng cố nền tảng khách hàng, sẵng sàng cho một thời kỳ mới nhảy vọt cả về lượng và chất.

Ngày 28/10/2021, Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui, Inc. (SMBC, Nhật Bản) công bố, SMBC Consumer Finance Co., Ltd (SMBCCF), một thành viên của SMBC đã hoàn tất mua 49% cổ phần Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE CREDIT) từ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Sự kiện VPBank hoàn thành bán 49% vốn FE CREDIT được đánh giá là sự kiện lịch sử của thị trường tài chính Việt Nam năm 2021, đánh dấu bước phát triển mới quan trọng của FE CREDIT sau 11 năm ra đời.

FE CREDIT – 11 năm tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng cho thị trường

Được hình thành vào năm 2010 từ bộ phận tín dụng tiêu dùng của VP Bank, năm 2014 VPB FC đánh dấu bước phát triển mới, vận hành hoàn toàn theo mô hình công ty con của VP Bank, sau khi VP Bank mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than Khoáng sản Việt Nam. Từ đây, FE CREDIT - thương hiệu mới của VPB FC ra đời.

Năm 2015, FE CREDIT bắt đầu phối hợp với McKinsey để phác thảo chiến lược và lộ trình hoạt động cho giai đoạn 2016 – 2020. Cùng với việc kế thừa nền tảng khách hàng được tạo dựng bởi VP Bank, sự linh hoạt và quản trị rủi ro hiệu quả, FE CREDIT liên tục giữ vững vị trí số 1 uy tín trong ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam từ năm 2016, với thị phần có lúc lên đến 55%. Song song đó, FE CREDIT đóng góp 45% - 50% lợi nhuận cho VP Bank trong nhiều năm liền. Chỉ tính riêng trong 3 năm 2018 – 2020, FE CREDIT tạo ra khoảng 12.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 531 triệu USD lợi nhuận trước thuế và hơn 420 triệu USD lợi nhuận sau thuế.

Không chỉ có lộ trình phát triển bền vững và khả năng thích ứng linh hoạt trước các biến động của thị trường, đặc biệt trước tác động của dịch bệnh Covid -19, FE CREDIT đã chủ động tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng cho thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.

FE CREDIT: Không đổi khó khăn của khách hàng lấy lợi nhuận - Ảnh 1.

Nguồn số liệu: WorldBank, FiinResearch

Về quy mô, nếu như năm 2015 quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam 577.000 tỷ đồng, thì năm 2020 quy mô thị trường nhảy vọt lên đến 1.800.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng bình quân hơn 30%/năm. Dù vậy, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam được đánh giá vẫn còn dư địa lớn để phát triển.

Về sản phẩm, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm vay mua sắm thiết yếu, công ty cũng phát triển thêm nhiều gói vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngắn và dài hạn của khách hàng. Đến nay, danh mục sản phẩm của công ty đã có cả nhóm sản phẩm hiện đại như gói vay mua sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, gói vay học phí, tập thể dục... thậm chí FE CREDIT còn là công ty tài chính tiên phong phát hành thẻ tín dụng (cạnh tranh trực tiếp với các NHTM).

Bên cạnh đó, việc kiểm soát tối đa chi phí kết hợp với áp dụng số hóa đã giúp chi phí hoạt động của FE Credit giảm dần qua các năm, là động lực giúp công ty nâng cao khả năng sinh lời, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định trong bối cảnh dịch bênh mới bùng phát.

Đến cuối năm 2020, tổng tài sản của FE CREDIT đạt gần 3,2 tỷ USD; vốn chủ sở hữu đạt 657 triệu USD; dư nợ cho vay khách hàng gần 2,8 tỷ USD. Đồng thời, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm mạnh, ở mức 28,9% trong năm 2020 và chỉ 25,4% trong 6 tháng đầu năm 2021, ở nhóm tốt nhất trong các công ty tài chính ở Việt Nam. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm 2018 – 2019 – 2020 lần lượt là 40% - 34,3% và 23,4%.

FE CREDIT: Không đổi khó khăn của khách hàng lấy lợi nhuận - Ảnh 2.

Hành trình mới của FE CREDIT – Không đổi khó khăn của khách hàng lấy lợi nhuận

Khả năng thích ứng linh hoạt trước các biến động của thị trường, quản trị rủi ro hiệu quả, am hiểu sâu sắc thị trường là nền tảng vững chắc mà FE CREDIT có được trong 11 năm phát triển. Từ năm 2019 đã chủ động thay đổi để mô hình kinh doanh theo hướng tập trung hoá vào các trung tâm kinh doanh chuyên biệt. VP Bank đánh giá, mô hình mới đã tạo động lực thúc đẩy năng suất bán tăng hơn 30% so với năm 2018 và đem lại tăng trưởng lợi nhuận hơn 1,2 lần trong năm 2019 cho FE CREDIT.

Tuy nhiên, từ năm 2020 đặc biệt trong năm 2021, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, FE CREDIT tiếp tục thay đổi chiến lược kinh doanh theo hướng cùng cả nước chống dịch - không để tín dụng đen hoành hành sau giãn cách, không đổi khó khăn của khách hàng lấy lợi nhuận.

Từ tháng 6/2021, FE CREDIT đã thực hiện miễn, giảm lãi cho khách hàng theo nhóm nợ, đồng thời xem xét thêm việc chia nhỏ các khoản thanh toán cho khách hàng có khó khăn về tài chính. Bên cạnh miễn giảm một phần lãi quá hạn, kể từ tháng 8, FE CREDIT cũng thực hiện miễn giảm lãi từng kỳ dành cho khách hàng đóng đủ gốc và 50% lãi của một hoặc nhiều kỳ.

Chiến lược thích ứng linh hoạt đã giúp FE CREDIT hài hòa giữa lợi nhuận kinh doanh và lợi ích khách hàng. Dù tăng trưởng trong năm 2021 có phần khiêm tốn hơn so với các năm trước, đổi lại, công ty đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng vượt qua khó khăn do dịch bệnh, tính đến đầu năm 2021, có tới 400.000 khoản vay của FE CREDIT được hưởng lãi suất ưu đãi, trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng.

Mặc dù chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19 nhưng tình hình tài chính của FE CREDIT về cơ bản vẫn ở mức lành mạnh, thị phần và lợi nhuận giảm sút chỉ là yếu tố tạm thời.

FE CREDIT: Không đổi khó khăn của khách hàng lấy lợi nhuận - Ảnh 3.
FE CREDIT: Không đổi khó khăn của khách hàng lấy lợi nhuận - Ảnh 4.

Cùng với hệ sinh thái hiện hữu, FE CREDIT sau khi về với SMBC sẽ nhận được sự hỗ trợ về công nghệ, nguồn vốn; sẽ có nhiều trải nghiệm với hệ thống quản trị, điều hành theo chuẩn quốc tế qua đó có những bước nhảy vọt trong phát triển cả về lượng và chất. FE CREDIT sẽ hoạt động kinh doanh hiệu quả, có cơ hội xem xét lãi suất ở mức phù hợp nhất cho khách hàng đồng thời thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng hoạt động lành mạnh và minh bạch.

Ngày 28/10/2021, SMBC đã hoàn tất mua 49% vốn của FE CREDIT từ VPBank, qua đó, VP Bank sẽ chỉ còn nắm giữ 50% vốn tại FE CREDIT. Công ty cũng đã chính thức chuyển đổi hình thức pháp lý, trở thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên, với tên gọi Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (VPB FC SMBC).

Lãnh đạo của FE CREDIT cho hay, trong thời gian tới, FE CREDIT sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào công nghệ mang tính đột phá, phát triển các nền tảng mới đáp ứng nhu cầu đa dạng, nhằm mở rộng tập khách hàng đại chúng. Đồng thời, FE CREDIT cũng đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ sinh thái tài chính dựa trên hành vi tín dụng của khách hàng, đảm bảo tất cả khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm tài chính.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên