MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

FED nâng lãi suất lên cao nhất 22 năm nhưng không khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái: Những đáp án đầy thú vị trong chính cuộc sống thường ngày

30-10-2023 - 12:57 PM | Tài chính quốc tế

FED nâng lãi suất lên cao nhất 22 năm nhưng không khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái: Những đáp án đầy thú vị trong chính cuộc sống thường ngày

Người tiêu dùng Mỹ liên tục chứng minh các nhà kinh tế “đã sai” khi cho rằng sẽ có một cuộc suy thoái nông xảy ra vào năm nay. Nhưng 4 động lực thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng này lại không phải “tin vui” cho FED.

Người tiêu dùng chi tiêu “mạnh tay” đã thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. Nhưng điều này cũng khiến một số nhà kinh tế cảm thấy “bối rối”.

Một thị trường lao động mạnh mẽ, tiền tiết kiệm vẫn còn và nhà ngày càng có giá khiến người tiêu dùng cảm thấy hài lòng và sẵn sàng chi tiêu. Họ vẫn sẵn sàng đưa con cái đi xem concert, xem phim, có những kỳ nghỉ đắt đỏ, mua ô tô, trang trải chi phí thuê nhà cũng như ăn bữa tối ở ngoài.

Chi tiêu mạnh mẽ khác xa về dự đoán một cuộc suy thoái nông sẽ xảy ra vào năm 2023 của các nhà kinh tế. Nhưng họ vẫn cho rằng nền kinh tế sẽ có xu hướng chậm lại trong thời gian sắp tới. Bởi lẽ có những dấu hiệu cho thấy thói quen chi tiêu tăng cao của người Mỹ không bền vững.

Tuy nhiên, các yếu tố thúc đẩy chi tiêu quá mức vào năm 2023 là điều mà các nhà kinh tế cần xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là lý do tại sao người Mỹ vẫn “phóng khoáng” chi tiêu đến vậy.

Nhiều cơ hội việc làm

FED nâng lãi suất lên cao nhất 22 năm nhưng không khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái: Những đáp án đầy thú vị trong chính cuộc sống thường ngày - Ảnh 1.

Cody McLaughlin

Người Mỹ đang cảm thấy hoàn toàn tự tin về triển vọng việc làm và mức lương của họ. Cody McLaughlin rất hài lòng khi mức lương của mình đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua, lên khoảng 130.000 USD. Quyết định ở lại công ty quảng cáo kỹ thuật số mà anh đã gắn bó trong 4 năm - khi nhiều đồng nghiệp của anh lựa chọn rời đi - đã giúp anh được tăng lương hai lần và được phép chuyển đến Alaska miễn là anh sống cách sân bay một giờ đi đường. McLaughlin nói: “Khi có rất nhiều người nghỉ việc cùng lúc, tôi thực sự thấy giá trị của mình đối với công ty tăng lên”.

Việc chuyển đến Alaska giúp anh kết nối tốt hơn với khách hàng, những người mong muốn được biết về các chuyến thám hiểm săn bắn và câu cá của anh. Nó đã thôi thúc anh bắt đầu công việc phụ là sản xuất các podcast về vùng hoang dã, kiếm được khoảng 50.000 USD mỗi năm.

Thu nhập tăng thêm giúp McLaughlin, 30 tuổi, mua được hai căn nhà trong khu vực và một chiếc ô tô mới. Anh ấy cũng đã dành hàng nghìn đô la để khám phá Alaska.

Trải nghiệm làm việc của McLaughlin phản ánh động lực của thị trường việc làm. Các nhà tuyển dụng có xu hướng tăng lương và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở gần mức thấp lịch sử. Cơ hội việc làm đã vượt quá số người Mỹ thất nghiệp đang tìm việc làm khoảng hơn 3 triệu người trong tháng 8. Tăng trưởng tiền lương ở mức ổn định 4,2% trong tháng 9, cao hơn mức lạm phát 3,7% - vốn đã hạ nhiệt kể từ giữa năm 2022 nhưng vẫn ở trên mức trước đại dịch.

Gói cứu trợ khổng lồ thời đại dịch

Trong đại dịch Covid-19, nhiều người Mỹ đã có cơ hội tích trữ tiền tiết kiệm và hiện tại, vẫn có nhiều người được hưởng lợi từ khoản tiền đó.

Alex và Amanda Ward, cùng ba đứa con dưới 6 tuổi nằm trong số hàng triệu người Mỹ đủ điều kiện nhận các khoản tiền trợ cấp khổng lồ của chính phủ liên bang khi đại dịch xảy ra.

FED nâng lãi suất lên cao nhất 22 năm nhưng không khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái: Những đáp án đầy thú vị trong chính cuộc sống thường ngày - Ảnh 2.

Gia đình Alex và Amanda Ward

Chưa hết, khi nhà giữ trẻ đóng cửa, Wards cũng đã tiết kiệm được thêm 8.000 USD trong bốn tháng. Họ cũng bán một căn hộ mà gia đình đã mua cách đây một thập kỷ và cho thuê với giá hàng trăm nghìn USD.

Nhìn chung, người Mỹ đã tích lũy được hơn 2 nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm so với xu hướng trước đại dịch tính đến tháng 8 năm 2021, theo ước tính từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco.

Mặc dù khó có thể xác định chính xác người Mỹ có thể giữ số tiền tiết kiệm đó trong bao lâu, nhưng nhiều nhà kinh tế cho rằng số tiền đó là một phần lý do khiến người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu thoải mái.

Ngoài ra, Jonathan Parker, giáo sư tại MIT Sloan, cho biết tiền tiết kiệm thời đại dịch cũng được người tiêu dùng dùng để trả nợ. Theo Fed New York, trong quý 2 năm nay, số dư nợ thẻ tín dụng của người Mỹ đã tăng 4,6% so với quý trước, đạt tổng cộng 1 nghìn tỷ USD.

Tâm lý “mua ngay”

FED nâng lãi suất lên cao nhất 22 năm nhưng không khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái: Những đáp án đầy thú vị trong chính cuộc sống thường ngày - Ảnh 3.

Các cuộc khảo sát người tiêu dùng chỉ ra rằng người Mỹ lo lắng về triển vọng kinh tế và khả năng xảy ra suy thoái. Chuyên gia Michael Liersch tại Wells Fargo, cho biết tư duy hướng tới tương lai này có thể thúc đẩy một số khoản chi tiêu gần đây. Ông nói: “Mọi người cảm thấy tiền của họ đang mất giá trị nhanh chóng, đến mức họ muốn sử dụng nó ngay bây giờ”.

Một ví dụ là gia đình Blagica Bottigliero. Họ đã tăng cường tích trữ hàng tạp hóa khi thấy có đợt giảm giá và gần đây đã mua một chiếc tủ đông đứng. Họ đã lên kế hoạch thay mái nhà vào mùa xuân năm 2024 mặc dù mái nhà vẫn chưa bị dột.

FED nâng lãi suất lên cao nhất 22 năm nhưng không khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái: Những đáp án đầy thú vị trong chính cuộc sống thường ngày - Ảnh 4.

Gia đình Blagica Bottigliero

“Cách nhìn mới” về cuộc sống

Xu hướng du lịch, trải nghiệm giải trí tiếp tục bùng nổ. Delta Air Lines báo cáo thu nhập tăng kỷ lục 30% trong quý kết thúc vào tháng 9 và Ticketmaster bán được hơn 295 triệu vé sự kiện trong sáu tháng đầu năm 2023, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

FED nâng lãi suất lên cao nhất 22 năm nhưng không khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái: Những đáp án đầy thú vị trong chính cuộc sống thường ngày - Ảnh 5.

Amanda Miller Littlejohn

Amanda Miller Littlejohn, 42 tuổi, đã thay đổi hoàn toàn cách chi tiêu của mình sau khi phát hiện ra bản thân có mối khối u lành tính ở ngực và chứng kiến những người ở độ tuổi của cô qua đời trong thời kỳ đại dịch.

Năm nay, Amanda cũng đã có một chuyến du lịch vào dịp sinh nhật hoành tráng tới Paris, ở trong khách sạn trị giá 728 USD một đêm và một bữa tối đắt nhất mà cô từng ăn. Cô cũng mua sắm tại các cửa hàng trên Đại lộ Montaigne.

Chưa hết, năm vừa qua đã đánh dấu một bước ngoặt. Cô nhận ít khách hàng trong công việc hơn, giảm lương để có nhiều thời gian tận hưởng những gì mình kiếm được và chăm sóc gia đình.

Tham khảo WSJ


Bạch Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên