MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cùng gặp khó nhưng Coca-Cola chứng tỏ “đẳng cấp”, khiến kỳ phùng địch thủ Pepsi bị bỏ lại phía sau

30-10-2023 - 11:11 AM | Tài chính quốc tế

Thành tựu của Coca-Cola trong năm 2023 tới từ năm yếu tố cốt lõi.

Cùng gặp khó nhưng Coca-Cola chứng tỏ “đẳng cấp”, khiến kỳ phùng địch thủ Pepsi bị bỏ lại phía sau - Ảnh 1.

Cổ phiếu của hai hãng đồ uống hàng đầu đều gặp khó trong năm nay bởi lãi suất tăng và lo ngại của các nhà đầu tư về tác động tiêu cực tiềm ẩn của xu hướng giảm cân. Vốn hóa thị trường của Coca-Cola, hay còn gọi là Coke, đạt 242 tỷ USD, hơn Pepsi khoảng 20 tỷ USD. Tổng doanh số của Coke tăng 2% trong quý 3, trong khi Pepsi chứng kiến doanh số đồ uống đứng im và doanh số thực phẩm giảm 1,5%. Ở thị trường Bắc Mỹ, Coke ghi nhận doanh số không thay đổi, trong khi mảng nước giải khát của Pepsi giảm 6%. Theo CNBC, có 5 yếu tố giúp Coca-Cola luôn vượt mặt PepsiCo trong hàng thập kỷ.

1. Chiến lược giá

Coke bắt đầu tăng giá các sản phẩm của mình vào mùa xuân năm 2021. Mùa hè năm đó, PepsiCo cũng có động thái tương tự. Đáng chú ý, giá đồ uống của Coke vốn đã cao hơn của Pepsico.

Hơn hai năm sau, cả hai ông lớn giải khát đều ghi nhận doanh số bán hàng tăng lên nhờ chiến lược tăng giá. Pepsi đã tạm dừng nâng giá vào đầu năm nay và có kế hoạch tăng nhẹ vào năm tới. Trong khi đó, phải một thời gian sau, Coke mới tạm ngừng sau khi đẩy giá sản phẩm ở thị trường Mỹ và châu Âu. Giá đồ uống Coke ở Bắc Mỹ tăng 5% trong quý này, so với mức tăng 12% của Pepsi.

Nhà phân tích Brittany Quatrochi từ Edward Jones nhận đinh: “giá càng tăng, doanh số bán ra sẽ càng chậm.”

2. Thương hiệu tốt hơn

Coke thu hút được người tiêu dùng nhờ sản phẩm của mình, trong khi Pepsi đang tập trung vào việc hồi sinh một số thương hiệu đồ uống không chứa soda của mình, ví dụ như Gatorade. Nhà phân tích Nik Modi của RBC Capital Markets cho biết: “Coke đã và đang chiếm lấy thị phần từ Pepsi trong rất nhiều quý.”

Khi mảng kinh doanh đồ uống gặp khó, phao cứu sinh của Pepsi là thương hiệu snack Frito-Lay. Tuy nhiên, việc giá các sản phẩm của Frito-Lay tăng hai con số khiến người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm khác có mức giá phải chăng hơn. Pepsi cũng đang loại bỏ các chương trình khuyến mãi mang lại ít lợi nhuận hơn. Các giám đốc điều hành cho biết của công ty cho biết các chương chình này này giúp tăng doanh thu nhưng lại khiến doanh số đồ uống ở Bắc Mỹ giảm 2,5%.

3. Kênh Away-From-Home (kênh bán hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ bên ngoài)

Trong những ngày đầu của đại dịch, khoảng một nửa doanh số bán hàng của Coke đến từ kênh away-from-home, như phục vụ khách hàng xem phim hoặc ăn tiệm. CEO của Coke James Quincey cho biết trong quý 3, hoạt động mua hàng qua kênh này tăng nhanh hơn hoạt động kinh doanh tại nhà của công ty. Ngoài ra, Coke cũng được hưởng lợi người tiêu dùng mua hàng bên ngoài cửa hàng tạp hóa.

Trong khi đó, Pepsi tụt lại so với Coke trong hoạt động bán hàng qua kênh away-from-home dù nó cũng sở hữu một số thương hiệu nhà hàng lớn, ví dụ như Yum Brands – chủ sở hữu của Taco Bell. Ngoài ra, Pepsi cũng không tiết lộ quy mô kinh doanh qua kênh này.

4. Sức manh thị trường quốc tế

Sự hiện diện của Coke trên toàn cầu đang vượt mặt Pepsi. Theo FactSet, khoảng 40% doanh số của Pepsi đến từ thị trường bên ngoài nước Mỹ, trong khi hơn 60% doanh thu của Coke đến từ thị trường quốc tế.

Thành công trên thị trường quốc tế có thể bù đắp cho nhu cầu nội địa ngày càng trì trệ, bằng chứng là doanh số đồ uống của Pepsi từ thị trương Bắc Mỹ đã giảm 6%. Dẫu vậy, Coke cũng buộc phải tăng giá ở một số thị trường đang vật lộn với siêu làm phát như Argentina and Thổ Nhĩ Kỳ, và tỉ giá hối đoái ở mức hiện tại được cho là sẽ ăn mòn doanh thu dự tính của Coke năm nay.

5. Nhượng quyền mảng kinh doanh đóng chai

Sự khác biệt lớn nhất đó là Coke làm việc với các hãng đóng chai độc lập chuyên sản xuất, đóng gói và vận chuyển đồ uống tới khách hàng. Các hãng đóng chai hiểu rõ thị trường của mình và có thể tự đưa ra quyết định sáng suốt cho hoạt động kinh doanh của mình.

Trong khi đó, Pepsi nắm giữ hơn 3/4 hoạt động đóng chai của mình ở Bắc Mỹ với mục đích tăng cường kiểm soát và cắt giảm chi phí. Nhưng chiến lược này đòi hỏi nguồn lực và vốn để đóng chai nước soda khi nhu cầu về loại đồ uống này vốn đã suy giảm trong gần hai thập kỷ.

Tham khảo: CNBC

Yến Nguyễn

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên