MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Financial Times: Ngập lụt đang khiến hàng nghìn tỷ đô tài sản của Mỹ 'chìm sâu dưới nước'

20-10-2021 - 12:30 PM | Tài chính quốc tế

Financial Times: Ngập lụt đang khiến hàng nghìn tỷ đô tài sản của Mỹ 'chìm sâu dưới nước'

Tại Mỹ, tỷ lệ vỡ nợ đối với trái phiếu đô thị có thể gia tăng khi các thành phố thiếu tiền mặt phải vật lộn với những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

Các thành phố và tiểu bang Mỹ đối mặt nguy cơ ngập lụt

Nghiên cứu mới cho thấy, khoảng ¼ cơ sở hạ tầng của Mỹ đang có nguy cơ bị ngập lụt nghiêm trọng. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trên thị trường trái phiếu đô thị 4.000 tỷ USD và gây nguy hiểm cho khả năng trả nợ của các nhà phát hành của thành phố và tiểu bang.

Công ty nghiên cứu khí hậu First Street Foundation tại New York trong tuần đã công bố dữ liệu cho thấy, cơ sở hạ tầng của Mỹ, bao gồm đường xá, bệnh viện và trạm điện, có nguy cơ ngập lụt lớn hơn so với ước tính trước đây. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kho bạc tiểu bang và thành phố, đối với giá trị tài sản, về chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp và trái phiếu đô thị.

Công ty First Street Foundation cho biết, bang Louisiana, Florida và Tây Virginia là các bang có viễn cảnh ngập lụt tồi tệ nhất. Ở Louisiana, 45% cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm bệnh viện, trạm cứu hỏa, sân bay và nhà máy điện, đang đối mặt với nguy cơ không thể hoạt động trong năm nay.

Ngoài ra 39% đường xá và 44% cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, tòa nhà chính phủ và địa điểm thờ tự cũng có nguy cơ ngừng hoạt động. Ở một vài thành phố tại Louisiana như Metairie and New Orleans, rủi ro cho tất cả những hạng mục trên là gần 100%.

Trái phiếu đô thị từ lâu đã là một loại tài sản trú ẩn, phổ biến với những nhà đầu tư dài hạn bao gồm quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm. Mặc dù tỷ lệ vỡ nợ của trái phiếu đô thị trước đây rất thấp, có thể tăng khi các thành phố thiếu tiền mặt phải vật lộn để chống chọi với phí tổn do thời tiết khắc nghiệt gây ra.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Chứng khoán và Thị trường Tài chính, trái phiếu đô thị có thời gian đáo hạn từ 15 đến 30 năm. Thời gian đáo hạn trung bình của trái phiếu đô thị phát hành tháng trước là 18,6 năm. Khi khí hậu biến đổi quá nhanh, loại kỳ hạn này là quá dài trước bối cảnh các thảm họa có thể xảy ra.

Các nhà đầu tư cũng đối mặt với rủi ro tập trung về địa lý. Sở hữu trái phiếu đô thị do tiểu bang nơi bạn sinh sống phát hành mang lại cho các nhà đầu tư những lợi ích nhất định về thuế. Vì vậy, các nhà đầu tư trái phiếu đô thị có xu hướng tập trung nhiều vào các khu vực nhất định. Do đó, một hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể nhanh chóng xóa sạch lượng lớn giá trị trong danh mục đầu tư trái phiếu đô thị.

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu trái phiếu đô thị của JPMorgan - Peter DeGroot – cho biết: "Rõ ràng rằng (khí hậu) là một yếu tố nguy hiểm. Việc gia tăng về tần suất và mức độ của các hiện tượng thời tiết là vấn đề tốn kém và phức tạp đối với chính quyền liên bang và với cả địa phương cũng như các tiểu bang".

Ngập lụt có thể tác động tới trái phiếu đô thị theo nhiều cách. Ảnh hưởng trực tiếp là trái phiếu đô thị được phát hành để tài trợ cho các công trình bệnh viện có thể bị giảm giá trị hoặc đối mặt rủi ro nếu nguồn thu đột ngột mất đi khi bệnh viện bị phá hủy do bão.

Thiên tai cũng tác động đến con người và các doanh nghiệp, làm giảm giá trị tài sản hiện có, giảm thuế thành phố hoặc tiểu bang, cách mà trái phiếu đô thị được thanh toán.

Theo Cơ quan Chính phủ, khắc phục hậu quả của ngập lụt diện rộng cũng cực kỳ tốn kém. Từ năm 1980 đến 2020, thiên tai đã gây thiệt hại khoảng 1,8 nghìn tỷ USD. Một nửa trong số đó là do các cơn bão gây ra. Các thành phố phải vay mượn nhiều hơn để chi trả cho việc xây dựng lại sau thiên tai và xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với khí hậu mới. Điều này làm tăng rủi ro tín dụng của các trái phiếu đã có và cả chi phí cho nguồn vốn mới. 

Thị trường trái phiếu đô thị bắt đầu tính đến rủi ro khí hậu

Nghiên cứu do Paul Goldsmith-Pinkham tại Đại học Yale dẫn đầu cho thấy thị trường trái phiếu đô thị bắt đầu có sự điều chỉnh nguy cơ mực nước biển dâng.

Chính quyền liên bang cho đến nay đã vào cuộc giúp các thành phố xây dựng lại sau những thảm họa lớn. Nhưng khi các hiện tượng thời tiết này diễn ra thường xuyên hơn, nguồn lực sẽ bị hạn chế và chính quyền địa phương có thể chịu nhiều trách nhiệm hơn trong việc tài trợ cho các nỗ lực phục hồi.

Trong số 10 bang có nguy cơ bị ngập lụt lớn nhất, có hai bang đang nợ nhiều là Connecticut và New York. Connecticut có khoản nợ ròng được cam kết bằng một phần tiền thuế (NTSD) tính theo đầu người cao nhất trong 50 tiểu bang; cao thứ hai về NTSD tính theo phần trăm thu nhập cá nhân và cao thứ hai về NTSD tính theo phần trăm GDP sản phẩm. New York cũng nằm trong top 10 với từng hạng mục trên.

Có một bằng chứng chưa xác thực về sự chồng chéo giữa các thành phố mắc nợ các các thành phố có nguy cơ ngập lụt cao. Việc bổ sung vấn đề khí hậu vào danh sách rủi ro tín dụng có thể làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn cho các bang, khiến họ vay mượn khó khăn và tốn kém hơn.

Một trong hai vụ vỡ nợ trái phiếu đô thị năm 2020, không phải do khí hậu, là ở New Orleans, thành phố có nguy cơ ngập lụt cao thứ hai trên khắp cả nước. Ở Stockton, California, một trong những thành phố lớn nhất đã tuyên bố phá sản, 75% các cơ sở hạ tầng quan trọng và 94% các cơ sở hạ tầng xã hội chịu rủi ro ngập lụt trong năm nay.

Tất cả ba cơ quan xếp hạng chính của Mỹ, Moody’s, S&P và Fitch, đã bắt đầu kết hợp rủi ro khí hậu vào trong định giá trái phiếu đô thị của họ.

Marcy Block, giám đốc cấp cao về tài chính bền vững tại Fitch Ratings, nói rằng: "Quan điểm phân tích của chúng tôi là lũ lụt cũng giống như những rủi ro khác mà chính quyền tiểu bang hoặc địa phương có thể phải đối mặt".

Theo Financial Times

Khánh Ly

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên