Fintech Việt hút nhà đầu tư ngoại
Hàng loạt công ty fintech tại Việt Nam đã lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư ngoại, cho thấy doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thanh toán và tài chính đang dần được sự quan tâm vì những giá trị thiết thực mang đến cho cộng đồng.
Khi hệ sinh thái fintech Việt dần mở cửa
Tháng 3/2016, sau khi Standard Chartered Private Equity và Ngân hàng Đầu tư Toàn cầu Goldman Sachs đổ 28 triệu đôla vào một startup lĩnh vực ví điện tử, fintech Việt Nam như gây được tiếng vang và dần được chú ý không chỉ thương hiệu mà còn ở những giải pháp hữu ích cho người dùng.
Nếu như đơn vị được Standard Chartered Private Equity chọn để rót vốn vì những lợi ích từ giải pháp ví điện tử thì TrustPay lại được nhiều quỹ đầu tư chú ý về ứng dụng công nghệ Tap&Pay khi đã ứng dụng thành công vào thanh toán 1 chạm tại Việt Nam.
Thông qua CitiPass, vốn đang được triển khai rộng rãi trên toàn quốc, giải pháp từ TrustPay mang đến cho người dùng những tiện ích trong thanh toán, giảm sự rủi ro trong quá trình sử dụng. Với mạng lưới phủ rộng, công nghệ thanh toán nhanh, dễ sử dụng, không khó để các quỹ đầu tư dòm ngó vào TrustPay để đồng hành cùng fintech này.
Chia sẻ với người viết, ông Vương Lê Vĩnh Nhân – CEO TrustPay cho biết, hiện CitiPass cũng đã có nhiều quỹ đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong ngỏ ý trao đổi để rót vốn đầu tư sau khi nhận được những thành công nhất định ban đầu.
“CitiPass đang dần ổn định để phát triển sau khi tín hiệu thị trường đang tốt hơn, vì thế chúng tôi cũng đang đàm phán để tiếp tục mang CitiPass đến gần hơn với người dùng”, ông Nhân nhấn mạnh.
Nhận định về thị trường fintech Việt, theo thống kê, hiện hệ sinh thái vẫn còn khá nhỏ, chỉ mới khoảng hơn 30 công ty. Khi thị trường phong phú hơn, fintech Việt được xem là lĩnh vực tiềm năng hứa hẹn tạo nhiều điểm nhấn để vốn ngoại thi nhau rót vào, từng bước mở rộng lĩnh vực không thanh toán mà còn nhiều dịch vụ tài chính kèm theo.
Ví dụ như CitiPass, sau gần 2 tháng triên khai trên diện rộng, CitiPass đã nhận được hợp tác đồng hành của các thương hiệu uy tín như VNPT VinaPhone, Tổng công ty Bưu chính VNPost, ngân hàng BIDV với gần 100 đơn vị cung ứng ưu đãi dịch vụ và hơn 5.000 khách hàng sử dụng. Không dừng lại ở đó, CitiPass còn kèm theo dịch vụ ưu đãi hoàn tiền lên đến 50% với giá trị gần 1 tỷ đồng, hướng đến đẩy mạnh trên toàn quốc.
Lĩnh vực tiềm năng để gọi vốn
Không như trước đây, fintech Việt chủ yếu tập trung một lĩnh vực thì với nguồn vốn bổ sung, thì nay, dễ dàng thấy rằng lĩnh vực đang dần mở rộng. Không còn là ví điện tử, nhiều fintech nay chuyển hướng sang cả dịch vụ chuyển tiền, hoặc tập trung mạnh thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn…
Riêng lĩnh vực thẻ thanh toán, hiện TrustCard cũng đang được xem là một fintech khá thành công khi mà loại hình này đang dần phổ dụng ra thị trường. Theo thống kê, đến nay, TrustCard đã phát hành được 380.000 thẻ vật lý và thẻ ảo, với bình quân 500.000 đồng/thẻ, TrustCard mang đến thị trường tín hiệu tốt hơn trong xu hướng tiêu dùng thông minh.
“Hiện số lượng thẻ phát hành đã hơn 1.000 thẻ/ngày, với doanh số nạp tiền 4 - 5 tỷ/tháng, chúng tôi đang dần tăng trưởng tốt khi số lượng người dùng đã lên đến 40.000 khách hàng thường xuyên. Ngoài Bảo Kim, Ngân Lượng, Vnexpress, Telepay, VTC,… kênh phân phối cũng đang dần mở rộng để người dùng tiếp cận dễ hơn cho dòng thẻ này”, ông Ngô Văn Phúc – CEO TrustCard hồ hởi về kế hoạch sắp tới của mình.
Theo nhận định của Topica Founder Institute, các fintech Việt Nam triển vọng đều đã nhận được đầu tư khá nhiều vào thời gian gần đây. Điều này cũng giúp những giải pháp hữu ích về thanh toán từ CitiPass hay TrustCard sẽ dễ dàng hơn khi quá phổ thông hơn với người dùng. Trong đó, fintech Việt được xem là lĩnh vực khởi nghiệp thành công mà nhà đầu tư ngoại cần phải chú trọng.