Firo: "Có 50.000 tấn cà phê đặc sản hàng năm thì Việt Nam mới có thể nói đến chuyện ghi tên trong cuộc chơi toàn cầu"
"Chưa kể, đã đạt được con số 50.000 tấn này, chúng ta còn phải thật sự nỗ lực nhiều hơn và ít nhất cần đến 10 năm Việt Nam mới có thể có tên trên bản đồ thế giới”, đại diện Firo nhấn mạnh.
- 07-04-2023Bán tiêu và cà phê xịn ra khắp thế giới, một doanh nghiệp Việt thu về 250 triệu USD/năm, giúp nông dân Sơn La gửi tiết kiệm 2.500 tỷ đồng giữa mùa Covid
- 07-04-2023Starbucks gặp rắc rối lớn: Khách hàng tố sản phẩm tâm huyết 'cà phê dầu ô liu' khiến họ buồn nôn, đi ngoài
- 04-04-2023Người Hàn Quốc say mê hương vị cà phê G7
“Dự kiến 3-5 năm tới ngành cà phê Việt Nam sẽ không có gì mới so với hiện tại. Việt Nam chúng ta là nước có năng suất lớn nhất thế giới, luôn đứng thứ 2 (chỉ sau Brazil) về sản lượng, trong khi năng suất và chất lượng thường đi ngược nhau”, chia sẻ bởi đại diện CTCP Fine Robusta Việt Nam (Firo) tại sự kiện mới đây.
Theo vị này, nói đến ngành cà phê, có 2 bản đồ cho Việt Nam trên cuộc chơi thế giới. Thứ nhất là bản đồ về sản lượng. Như đã nói, Việt Nam hiện đứng thứ hai về sản lượng xuất khẩu nói chung. Riêng dòng Robusta thì Việt Nam đang đứng đầu thế giới về sản lượng.
Thứ hai là nói về cà phê đặc sản, hiện Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới. Do đó, làm cà phê đặc sản có thương hiệu riêng là con đường duy nhất để Việt Nam chuyển mình, ghi tên trên thị trường quốc tế.
“Theo các chuyên gia quốc tế, phải đến khi Việt Nam có được 50.000 tấn cà phê đặc sản hàng năm thì mới có thể nói đến chuyện có tên tuổi trong cuộc chơi toàn cầu. Chưa kể, đã đạt được con số 50.000 tấn này, chúng ta còn phải thật sự nỗ lực nhiều hơn và ít nhất cần đến 10 năm Việt Nam mới có thể có tên trên bản đồ thế giới”, đại diện Firo nhấn mạnh.
Thống kê bởi Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (giai đoạn tháng 2/2021-1/2022), chỉ xếp sau Brazil. Còn xét về năng suất trồng, cà phê Việt Nam đứng đầu thế giới khi đạt 2,4 tấn/ha. Song, giá cà phê xuất khẩu của nước ta lại rất rẻ, luôn xếp chót bảng trong các nước xuất khẩu.
Trong quý 1/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.214 USD/tấn, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân đa phần cà phê Việt xuất khẩu dưới dạng thô nên giá rất rẻ. Cà phê chế biến sâu giúp gia tăng giá trị nhưng tỷ lệ sản phẩm chế biến trong xuất khẩu lại không nhiều. Chưa kể, nước ta xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta (chiếm khoảng 75,5% tổng giá trị xuất khẩu cà phê năm 2022) song giá loại này lại thấp hơn so với giá cà phê Arabica.
Trong một chia sẻ hồi đầu năm, đại diện Hiệp hội cho biết thêm tổng diện tích trồng cà phê cả nước khoảng 710.000 ha nhưng thu hoạch chỉ khoảng 650.000 ha và chế biến sâu với tỷ lệ rất thấp. Chính vì vậy, giá trị mang lại không cao. Đặc biệt, ở các quốc gia trồng cà phê nổi tiếng, cà phê đã được bảo hộ.
Việt Nam là nước có cà phê Robusta lớn nhất thế giới nhưng cà phê vẫn chưa được bảo hộ. Đây là việc các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm để tăng giá trị cà phê. Vấn đề Vốn cũng là vấn đề then chốt cần tháo gỡ vì hiện nay, doanh nghiệp làm nông nghiệp đang phải vay vốn với lãi suất 12%/năm.
Riêng dòng chủ lực hiện nay là Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với 60% thị phần nhưng nghịch lý lại không phải là người quyết định giá cả thị trường. Bởi, cà phê của Việt Nam không có thương hiệu, giá trị gia tăng của nông dân cực thấp so với người bán lẻ, người rang xay.
Đại diện Firo bổ sung, một trong những nguyên nhân khác khiến Việt Nam chưa có thương hiệu về cà phê, chỉ dừng lại ở xuất thô, là do phần lớn công nghệ nước ta chưa nhiều, chưa tiên tiến nên chưa khai thác được hết giá trị hạt cà phê.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng đã có đề án nâng cao chất lượng canh tác cà phê, trong đó chú trọng canh tác hữu cơ để không chỉ đạt về năng suất mà dần dần cải thiện chất lượng.
Tín hiệu đáng chú ý hơn, kỹ năng pha cà phê cũng đang cải thiện, đại diện chương trình ‘Vietnam Coffee Challenge’ chia sẻ về trải nghiệm của bản thân rằng: “Khi còn du học ở Úc được dùng cà phê pha bên đó, lúc về Việt Nam vào khoảng năm 2016 thì tôi thấy việc cà phê pha máy còn rất mới. Gần như rất ít người pha máy, và chưa ai biết làm sao pha một ly cà phê chuẩn ra sao.
Nhưng, hiện nay thì kỹ năng đã cải thiện rất nhiều. Có thể vì chúng ta dễ dàng tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ thế giới hơn nhờ xu hướng ‘thế giới phẳng’, nên kỹ thuật Việt Nam so với thế giới đã không còn chênh lệch nhiều”.
Hơn nữa, cả việc sơ chế cà phê ở khâu hộ nông dân cũng cải tiến. Nếu ngày xưa, Việt Nam còn sơ chế kho và chưa biết sơ chế ướt như thế nào, cứ hái đại trà và phơi khô. Hiện nay, bà con nông dân đã và đang học công nghệ sơ chế Robusta ướt, làm sao để đạt được chất lượng cao nhất.
Nhịp sống thị trường