FLC chính thức tham gia vào xây dựng tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng 5 tỷ USD
Dự án đường sắt kết nối Viêng Chăn (Lào) – Vũng Áng (Việt Nam) là tuyến đường quan trọng, được Chính phủ hai nước quan tâm và đồng thuận phát triển. Tuyến đường được xây dựng với mục đích kết nối hai nền kinh tế Việt – Lào.
- 21-03-2022Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm hứa nộp tiền sử dụng đất
- 21-03-2022Phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa trở thành 'tứ giác phát triển' cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh
- 21-03-2022Khoảng 2.000 doanh nghiệp sẽ được khảo sát để đề xuất điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2023
Ngày 21/3, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Tập đoàn FLC và Công ty Thương mại Dầu khí Lào (PetroTrade) đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển dự án đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng.
FLC và PetroTrade (Lào) sẽ cùng nhau tiến hành hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển Dự án đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng. Tới đây, FLC sẽ cùng PetroTrade (Lào) tiến hành trước đoạn từ Vũng Áng thuộc Hà Tĩnh, Việt Nam đến Cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam với chiều dài khoảng 160km. Đây là một phần quan trọng trong tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng
Tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng có tổng mức đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD. Trong đó, phần vốn đầu tư bên Việt Nam là gần 1,6 tỷ USD theo hình thức PPP. Dự án có tổng chiều dài khoảng 555km với 452km thuộc Lào và 103km thuộc Việt Nam. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam đã đồng ý cho phép Lào tiếp cận cảng nước sâu Vũng Áng - cảng biển gần nhất với thủ đô Viêng Chăn.
FLC và PetroTrade (Lào) ký vào biên bản ghi nhớ sẽ, hai bên kỳ vọng đưa dự án khởi công ngay trong quý IV năm 2022.
PetroTrade (Lào) là đối tác chiến lược của Chính phủ Lào trong việc đầu tư, phát triển, xây dựng và quản lý các dự án hạ tầng và hậu cần quan trọng tại Lào. Dự án đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng cũng đã được chính phủ Lào giao cho PetroTrade (Lào).
Việc xây dựng tuyến đường sắt nối thủ đô Viêng Chăn - cảng Vũng Áng của Việt Nam là sự kết hợp, tận dụng vị trí trung tâm của Lào trong ASEAN và lợi thế biển của Việt Nam. Dự án được xây dựng nhằm giúp đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch thương mại hai chiều hai nước.
Ngoài ra, tuyến đường này sẽ kết nối với tuyến đường sắt Lào - Trung và với mạng lưới đường sắt liên kết có thể tiếp cận các thị trường châu Âu. Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, công trình sẽ mất khoảng 2 năm rưỡi để hoàn thành.
Khi tuyến đường sắt hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động, hai quốc gia Việt Nam sẽ được tạo lợi thế về hợp tác phát triển các lĩnh vực tiềm năng du lịch, dịch vụ, vận chuyển hàng hóa.
Trên thực tế, cảng Vũng Áng là cảng có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ giao thông giữa miền Trung Việt Nam, miền Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan. Do đó, luân chuyển hàng hóa giữa các thị trường Thái Lan, Myanmar và Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi.
Cùng với đó, cảng Vũng Áng Việt Nam có thêm nhiều lợi thế để phát triển, từng bước giúp Hà Tĩnh phát triển hình thành trung tâm logistics, kết nối hàng hóa đến cảng cửa ngõ.