MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Forbes: Người giàu nhất Việt Nam 'đánh cược' hơn 10 tỷ USD vào 'ván bài' xe điện toàn cầu

09-11-2023 - 14:55 PM | Thị trường

Mục tiêu của VinFast là bán 1 triệu xe điện trong vòng 6 năm.

Người giàu nhất Việt Nam – tỷ phú Phạm Nhật Vượng, không thể trở thành người sở hữu khối tài sản 4 tỷ USD nếu không chấp nhận rủi ro. “Ván cược” mới nhất của ông là gây dựng nhà sản xuất ô tô toàn cầu đầu tiên của Việt Nam, VinFast Auto và ông đang đặt cược hơn 10 tỷ USD để biến công ty này thành một thương hiệu toàn cầu.

Forbes: Người giàu nhất Việt Nam 'đánh cược' hơn 10 tỷ USD vào 'ván bài' xe điện toàn cầu - Ảnh 1.

Ông Phạm Nhật Vượng.

Hành trình của họ cho đến nay gặp khá nhiều hoài nghi. Dùy vậy, CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy vẫn trần đầy tự tin: “Sứ mệnh của chúng tôi là đưa xe điện tiếp cận được với mọi người”.

VinFast có những mục tiêu táo bạo, gồm việc bán được 1 triệu xe điện trên toàn cầu trong vòng 6 năm (Tesla phải mất 17 năm). 

Sau khi đầu tư gần 10 tỷ USD để tung ra một số mẫu xe điện, phát triển cơ sở hạ tầng sạc và xây dựng một nhà máy hiện đại ở Việt Nam, công ty có kế hoạch đầu tư thêm 1,8 tỷ USD trong 3 năm tới để có các nhà máy tại Mỹ vào năm 2025, Indonesia và Ấn Độ năm 2026. 

Trong số đó, 1,4 tỷ USD sẽ được dùng để đầu tư cho nhà máy đang được xây dựng tại Bắc Carolina (Mỹ). Mục tiêu của VinFast là nâng công suất hàng năm của tập đoàn lên khoảng 550.000 chiếc vào năm 2026 từ mức 300.000 chiếc công suất hiện tại.

Ở Mỹ, VinFast chưa phải cái tên nổi bật. Theo Mark Lines, trong 9 tháng đầu năm 2023, thương hiệu này bán được 2.000 xe điện ở Mỹ. Tổng cộng, nhà sản xuất Việt Nam đã bàn giao khoảng 21.000 xe điện trong 2 quý đầu năm.

Forbes: Người giàu nhất Việt Nam 'đánh cược' hơn 10 tỷ USD vào 'ván bài' xe điện toàn cầu - Ảnh 2.

Vốn hóa và lượng xe bán ra tại Mỹ của một số hãng ô tô toàn cầu.

Bà Thủy khẳng định VinFast có thể đạt mục tiêu bán 50.000 xe điện trong năm nay với doanh số dự kiến tăng tốc trong quý IV. “Chúng tôi có một vài mẫu xe sẵn sàng ra mắt trên toàn cầu trong vài tháng nữa”, bà nói. VinFast dự kiến bắt đầu bán VF8 tại Pháp, Đức, Hà Lan vào cuối năm nay. Họ cũng bắt đầu vận chuyển chiếc VF9 và mẫu SUV nhỏ gọn VF6 tới Bắc Mỹ.

David Byrne, nhà phân tích của công ty nghiên cứu Third Bridge cho biết sẽ cần thời gian để VinFast tạo sức hút ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Những chiếc xe của VinFast nhận được nhiều lời khen về ngoại hình nhờ hãng thiết kế Ý Pininfarina, người đã tạo ra những chiếc xe mang tính biểu tượng như Ferrari 458 Spider. Nhưng giá của xe điện VinFast không quá cạnh tranh, Byrne nói. Giá khởi điểm cho mẫu VF8 là 46.000 USD, tương đương một chiếc Tesla Model Y, Ford Mustang Mach E hoặc Hyundai Ioniq 6. “Giá xe của chúng tôi không cao hơn đối thủ. Giá đã bao gồm các tính năng, công nghệ tiên tiến”, bà Thủy nói. Xe VinFast trang bị hệ thống hỗ trợ người lái như đỗ xe tự động.

Forbes: Người giàu nhất Việt Nam 'đánh cược' hơn 10 tỷ USD vào 'ván bài' xe điện toàn cầu - Ảnh 3.

Thiết kế ngoại thất của mẫu VinFast VF8.

Bất chấp những thách thức, ông Vượng vẫn đang nỗ lực phát triển VinFast và tài trợ phần lớn cho việc mở rộng công ty. Hồi tháng 4, ông và Tập đoàn Vingroup cam kết đầu tư thêm 2,5 tỷ USD vào VinFast và đến tháng 10, VinFast sắp nhập với VinES Energy Solution để tự cung cấp pin.

Một hoạt động gây quỹ khác khiến nheieuf người ngạc nhiên là VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq vào ngày 11/8. VinFast khi đó được định giá 23 tỷ USD và sau hàng loạt biến động, rơi xuống mức vốn hóa khoảng 13 tỷ USD vào cuối tháng 10. Hiện tại, cổ phiếu dường như đã ổn định.

Ông Phạm Nhật Vượng kỳ vọng VinFast sẽ hòa vốn vào năm tới và có lãi vào năm 2025.

Forbes: Người giàu nhất Việt Nam 'đánh cược' hơn 10 tỷ USD vào 'ván bài' xe điện toàn cầu - Ảnh 4.

Doanh thu và lỗ ròng của VinFast giai đoạn 2021-2023 (đơn vị nghìn tỷ đồng).

Brian Dobson, nhà phân tích tại Chardan Resarch tin rằng VinFast có thể tạo được chỗ đứng trên thị trường toàn cầu. “Việc chuyển đổi hàng loạt sang xe điện thể hiện một làn sóng đổ bộ vào các thị trường ô tô đã phát triển chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. Trong giai đoạn thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, các thị trường lâu đời sẽ mở cửa cho những người mới tham gia”, ông nói.

Theo Chardan, lượng xe điện đến Mỹ, Canada, châu Âu và Việt Nam có thể sẽ đạt 10,8 triệu chiếc vào năm 2028, từ mức chỉ 2,1 triệu chiếc năm 2022.

Forbes: Người giàu nhất Việt Nam 'đánh cược' hơn 10 tỷ USD vào 'ván bài' xe điện toàn cầu - Ảnh 5.

Bà Lê Thị Thu Thủy - CEO VinFast toàn cầu.

Bất chấp những khó khăn, VinFast vẫn đang tập trung cho mục tiêu của mình: trở thành một người chơi quan trọng trong một lĩnh vực còn non trẻ là xe điện. “Có một tiềm năng rất lớn phía trước. Nếu có thể thực hiện hóa cơ hội to lớn đó, chúng tôi có thể trở nên thực sự lớn mạnh”, bà Thủy nói.

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên