Forbes: Thách thức về tính minh bạch trong chuỗi cung ứng hàng may mặc hậu Covid-19
Đại dịch Covid-19, cùng với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã làm thay đổi hoàn toàn chuỗi cung ứng hàng may mặc, thúc đẩy ngày càng nhiều thương hiệu lựa chọn các nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi các bên trong chuỗi cung ứng phải sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, khắc phục sơ suất về môi trường và xã hội.
- 18-05-2021TP. HCM đầu tư hơn 8 nghìn tỷ đồng cho các dự án chống ngập
- 17-05-2021Gojek, Tokopedia sáp nhập thành GoTo - hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á
- 17-05-2021Vì sao tỷ lệ mua sắm trực tuyến của gen Z lại thấp hơn các thế hệ trước?
Thời gian qua, ngành may mặc trên toàn cầu vẫn tiếp tục gặp những thách thức về đứt gãy chuỗi cung ứng. Việc nối lại các mạng lưới sản xuất nhiều tầng của ngành thời trang đòi hỏi những nỗ lực đáng kể của các bên liên quan.
Vậy làm thế nào để các thương hiệu thời trang lựa chọn được các nhà máy sản xuất phù hợp, đồng thời các nhà máy này phải đảm bảo việc cải thiện điều kiện môi trường và xã hội?
Theo McKinsey và Viện dữ liệu mở (ODI), tiềm năng thị trường toàn cầu khi dữ liệu chuỗi cung ứng mở và minh bạch có thể lên tới 5 nghìn tỷ USD. Việc cung cấp cơ sở dữ liệu minh bạch không chỉ giới hạn trong ngành may mặc, mà còn có thể mở rộng sang các lĩnh vực dầu khí, điện, y tế và giao thông vận tải.
Nguồn: McKinsey
Trên thực tế, bên cạnh nhu cầu thị trường, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã đưa ra hàng loạt nghĩa vụ pháp lý về chuỗi cung ứng. Áp dụng các chính sách nâng cao điều kiện lao động đồng nghĩa với việc tính minh bạch, khả năng truy xuất nguồn gốc sẽ không còn là "lựa chọn" phụ thuộc vào doanh nghiệp, mà sẽ là "biện pháp" mang tính bắt buộc.
Những yếu tố như đa dạng các phương thức tiếp cận, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, có thể giảm thiểu rào cản thông tin hiện đang tồn tại giữa các nhà máy và nhà cung cấp trong lĩnh vực thời trang. Đặc biệt khi ở một số quốc gia, điển hình như Ethiopia, công nhân may mặc vẫn chỉ nhận mức thu nhập khoảng 26 USD/ tháng vào năm 2019.
Việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm may mặc đòi hỏi các bên trong chuỗi cung ứng phải sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, từ thương hiệu, nhà cung cấp, các tổ chức và cơ quan trong ngành. Dữ liệu nguồn mở cho phép các bên có thể nhanh chóng khắc phục sơ suất về môi trường và xã hội.
Bên cạnh đó, việc chia sẻ thông tin công khai có thể giúp các thương hiệu lớn xây dựng lòng tin với khách hàng. Nghiên cứu chỉ ra, 18% khách hàng sẽ tin tưởng thông tin về tính bền vững do chính các thương hiệu cung cấp trực tiếp. Khoảng 73% khách hàng cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm đảm bảo tính minh bạch hoàn toàn.
Thách thức của việc áp dụng dữ liệu mở chính là những rủi ro khi chia sẻ công khai thông tin về chuỗi cung ứng. Sự minh bạch đồng nghĩa với việc các thương hiệu phải đối mặt với khả năng cao bị chỉ trích và chịu sự giám sát trong hoạt động tìm nguồn cung ứng.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp cũng e ngại rằng điều này sẽ làm mất lợi thế cạnh tranh, khi họ tiết lộ thông tin về cơ sở vật chất được sử dụng, cách tiết kiệm chi phí hay giảm thời gian trong hoạt động sản xuất...
Không thể phủ nhận, đại dịch đã làm thay đổi hoàn toàn chuỗi cung ứng hàng may mặc trên toàn cầu. Các thương hiệu đang dần củng cố cơ sở cung cấp bằng việc chọn các nhà máy gần hơn. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng thúc đẩy ngày càng nhiều thương hiệu lựa chọn các nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
Như vậy, chuỗi cung ứng của các thương hiệu thay đổi đồng nghĩa rằng, hơn bao giờ hết, các hãng cần áp dụng việc công khai thông tin trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.