MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà sáng lập startups bán bộ cờ vua 40 triệu đồng còn sở hữu một công ty sản xuất thiết bị karaoke: Shark Bình cho rằng khi có nhiều lựa chọn founder có thể chạy trốn và bỏ rơi startups

03-08-2021 - 14:20 PM | Doanh nghiệp

Nhà sáng lập startups bán bộ cờ vua 40 triệu đồng còn sở hữu một công ty sản xuất thiết bị karaoke: Shark Bình cho rằng khi có nhiều lựa chọn founder có thể chạy trốn và bỏ rơi startups

Shark Bình cho rằng, Founder URRA cho các Shark thấy điểm hở sườn "chết người" khi thuyết trình gọi vốn, vì có quá nhiều sự lựa chọn và doanh nghiệp khác để founder có thể kiếm tiền. "Khi business này gặp khó khăn thì em có thể rút chạy trốn và có thể bỏ rơi đứa con này".

Startups gây tranh cãi nhất trong Shark Tank tập 14 vừa qua là Vũ Trung Kiên, Nhà sáng lập Công ty cổ phần URRA Việt Nam. Anh đến để kêu gọi đầu tư 5 tỷ đồng cho 20% giá trị cổ phần của công ty sản xuất đồ chơi. Tuy nhiên sau màn thuyết trình, Kiên Vũ (tên thường gọi của CEO URRA) đã phải ra về tay trắng vì cho rằng "định giá công ty 25 tỷ không dựa trên căn cứ gì".

Quan điểm của các Shark cho rằng sự khác biệt về giá là một cạnh tranh bất lợi, khi giá tăng 10-20% thì dung lượng thị trường giảm 10% và trẻ em thường rất nhanh chán nên những bộ đồ chơi đắt tiền do Urra sản xuất rất khó để đo lường thị phần.

Nhà sáng lập startups bán bộ cờ vua 40 triệu đồng còn sở hữu một công ty sản xuất thiết bị karaoke: Shark Bình cho rằng khi có nhiều lựa chọn founder có thể chạy trốn và bỏ rơi startups - Ảnh 1.

CEO Urra đưa ra lời giải thích với các Shark và cho rằng:"Thực ra cũng là với nhãn thời trang của em đang làm. Khởi động từ năm 2019, cứ mỗi lần em tăng giá thì doanh thu lại tăng và sản lượng tăng. Thực tế thị trường đồ chơi Việt Nam không có báo cáo số liệu chi tiết cho những sản phẩm dạng như thế này".

Shark Phú đưa ra lời khuyên: "Với bức tranh và thông tin em đưa ra thì anh khuyên em ngành đồ chơi là ngành tiềm năng. Và nếu bọn em tiếp tục đầu tư mẫu mã thì khả năng thành công vẫn có... Nếu nó tiềm năng, bản thân các cổ đông bọn em cũng đang có những ngành nghề khác thì nên dùng vốn của mình để tiếp tục. Khi nào chứng minh được có kinh doanh có lãi và đầy đủ dữ liệu thì hẵng gọi vốn bên ngoài".

Startup có quá nhiều business bên ngoài, Shark sợ founder "đem con bỏ chợ"

Một thông tin khiến CEO Urra gây "mất điểm" khi gọi vốn là anh có quá nhiều công ty kinh doanh bên ngoài. Ngoài công ty thời trang như đã nói ở trên, Kiên Vũ còn sở hữu một công ty sản xuất thiết bị karaoke với thương hiệu là VietK. Chia sẻ với báo giới, anh Kiên Vũ cho rằng: "Kinh doanh karaoke là một ngành siêu lợi nhuận với tỷ suất có thể lên đến 50%. Tuy nhiên, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, các nền tảng số phát triển thì tính cạnh tranh ở một ngành dịch vụ giải trí này ngày càng gia tăng cao".

Kiên Vũ còn làm nghề tay trái là MC cho một kênh truyền hình, với lượng người theo dõi trên mạng xã hội hơn 22.000 followers.

Ngoài ra, các bên liên quan của URRA đều có gắn lợi ích với công ty, điều này khiến Shark Hưng nghi ngại đây là rủi ro cho các nhà đầu tư vì không thể kiểm soát được nguy cơ founder và nhà cung cấp "đi đêm", chuyển giá với nhau.

Khi nói về việc sản xuất bộ cờ vua 40 triệu đồng, Kiên Vũ giải thích với các Shark doanh thu này "chưa đưa vào cơ cấu của công ty bởi vì phải chiết khấu về xưởng cơ khí làm cho bọn em. Xưởng cơ khí là của cổ đông bên em, cũng là kinh nghiệm của em. Trước đây em có bản sản phẩm âm thanh, ví dụ cuối năm không có tiền nhập hàng thì sẽ cho nhà phân phối cổ phần của lô hàng đấy".

"Lô hàng này bọn em cổ phần với xưởng cơ khí và chia nhau luôn, không đưa vào cơ cấu doanh thu. Đấy là cách để làm những sản phẩm có giá vốn cao. Thực ra bọn em đang gặp điều ngược lại, tức 1 tỷ đồng đang bị tiêu hoang, cần quản trị, cần nghiêm túc", nhà sáng lập URRA khẳng định không gian lận.

Với một nguồn tài chính đã tích luỹ từ lâu, có vẻ thương vụ gọi vốn trên Shark Tank chủ yếu là để marketing 0 đồng, chứ không chỉ là một cuộc gọi vốn đơn thuần. Trên trang cá nhân, rất nhiều người bạn của CEO Urra để lại lời nhắn chúc mừng như: "Ông trùm marketing đã thành công với mục tiêu PR sản phẩm với chi phí là zero", "Kênh quảng bá quá ổn", "Lên được TV là thành công rồi, marketing 0 đồng", "Anh lại lên TV quảng cáo thương hiệu trong 15 phút à"…

Không có một startups nào như URRAm lên Shark Tank gọi vốn mà founder thản nhiên trả lời các Shark: "Em thừa nhận là em định giá không dựa trên căn cứ nào cả".

Sau khi tất cả các Shark từ chối đầu tư, Shark Bình chỉ ra 4 điểm yếu của startup: "Em nói thương mại điện tử là kênh chính của em. Bán hàng online để có lợi nhuận tốt thông thường phải bán gấp 5 giá vốn mới chắc chắn khả năng có lãi, vì chi phí lớn nhất là cho quảng cáo. Giá thành gấp 3 cộng với chi phí marketing như em nói khoảng 25% anh nghĩ thực tế có thể cao hơn, thậm chí còn lỗ... Thứ hai, cách chọn thị trường của em là quá niche (ngách). Mình nghĩ rằng có khi xã hội cần cái này, nhưng chưa chắc. Em chưa chứng minh được là mình tìm được "long mạch" trong phân khúc thị trường này của em. Thứ 3, khi gọi vốn cổ phần bên ngoài phải có kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính cực kỳ rõ ràng. Và thông thường phải chứng minh lợi nhuận hàng năm đem lại cho nhà đầu tư ít nhất phải cao hơn 3 lần so với các kênh đầu tư chắc ăn khác... Trong quá trình pitch, em cho các Shark thấy điểm hở sườn "chết người" của em là em có quá nhiều alternative (phương án) choice (sự lựa chọn), nhiều way out (lối thoát), size business (quy mô doanh nghiệp) khác để em có thể kiếm tiền. Khi business này gặp khó khăn thì em có thể rút chạy trốn và có thể bỏ rơi đứa con này".

Châu Cao

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên